Khuyến cáo đề phòng ngộ độc cá nóc

CBS, icon
12:05 ngày 23/06/2014

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa đưa ra một số khuyến cáo đề phòng ngộ độc cá nóc.

Theo đó, mùa xuất hiện cá nóc ở Việt Nam tập trung từ tháng 5-6 và tháng 9-10. Độc tố có trong cá nóc tập trung nhiều ở gan, thận, cơ quan sinh sản, mắt, mang, da và trong máu. Độc tố không có trong thịt cá nóc. Tuy nhiên, khi đánh bắt, chế biến hoặc cá để ươn, bị dập nát, độc tố ngấm vào thịt cá sẽ gây độc khi dùng. Đặc biệt, độc tố vẫn tồn tại trong cá dù được đun nấu, phơi khô thông thường.

Người bị ngộ độc, sau 5 phút đến 3-4 giờ mới xuất hiện cảm giác ngứa ở miệng; môi, lưỡi tê, khó chịu. Tiếp theo thấy mệt mỏi, chóng mặt, thắt lồng ngực, đổ mồ hôi, sùi bọt mép, nói khó, nuốt khó, nôn... Tỷ lệ tử vong cao nếu cấp cứu chậm.

Người dân nên loại bỏ cá nóc ngay từ khi kéo lưới, đánh bắt, không sử dụng cá nóc làm thực phẩm dưới bất kì hình thức nào, khi xuất hiện triệu chứng ngộ độc như trên cần phải đến ngay cở sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Cùng chuyên mục