Trong cuộc sống, có rất nhiều trường hợp trẻ gặp tai nạn và không được sơ cấp cứu kịp thời đã để lại những hậu quả đáng tiếc. Bên cạnh đó, việc sơ cứu cho trẻ không đúng cách của người lớn cũng gây ra những ảnh hưởng đối với vết thương và sức khỏe của trẻ.
Sau đây là nội dung cuộc trò chuyện giữa phóng viên Hải Sự với chị Nguyễn Thị Y Duyên, Chuyên gia Bảo vệ trẻ em, Văn phòng UNICEF tại Việt Nam về các kỹ năng sơ cứu cho trẻ khi tai nạn xảy ra.
PV: Chị có thể đưa ra cảnh báo gì về những nguy cơ có thể xảy ra tại nạn thương tích đối với trẻ em?
Chị Nguyễn Thị Y Duyên: Đuối nước là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong tai nạn thương tích ở trẻ em từ 4 – 15 tuổi. Tiếp đến, tai nạn giao thông cũng là nguyên nhân gây tử vong cao trong tai nạn thương tích ở trẻ em 10 tuổi trở lên.
Nhóm dưới 4 – 5 tuổi thường gặp những tai nạn trong nhà ví dụ như: điện giật, bỏng, ngộ độc và những vết cắt do vật sắc nhọn. Đó là những tai nạn thương tích thường gặp nhất ở Việt Nam.
PV: Thực tế, có rất nhiều vụ tai nạn thương tích mà các bác sĩ đều cảm thấy rất đáng tiếc rằng các bậc cha mẹ đang thiếu những kỹ năng sơ cứu ban đầu cho trẻ em, dẫn đến việc khi đưa trẻ vào bệnh viện thì thương tích đã rất nặng.
Chị có thể đưa ra những lời khuyên cũng như những kiến thức gì để các bậc cha mẹ có thể trang bị cho mình những kỹ năng sơ cứu tai nạn thương tích cho trẻ tại nhà hay trên đường không?
Chị Nguyễn Thị Y Duyên: Khi cha mẹ không ngăn được trẻ tiếp xúc gần với yếu tố nguy cơ, không ngăn được vụ tai nạn xảy ra thì phải làm giảm những hậu quả của những thương tích đó bằng sơ cấp cứu đúng cách và phục hồi chức năng sau này.
Ngay cả bố mẹ cũng cần có những kiến thức về sơ cấp cứu. Ví dụ khi trẻ bị bỏng, tay bị nhúng vào nước sôi, bát bột, bát canh… thì cha mẹ đừng bôi bất cứ thứ gì lên vết thương như quan niệm, mà nên ngâm vùng bỏng của trẻ vào trong một bát nước hoặc chậu nước mát, trong vòng 15 – 20 phút, như vậy mới đảm bảo vết bỏng không bị quá sâu.
Kiến thức về mặt chuyên môn không phải bậc cha mẹ nào cũng biết. Nếu sơ cấp cứu cho trẻ không đúng cách cũng sẽ gây hậu quả như sẹo, biến dạng, co rút tay chân… rất ảnh hưởng tới tương lai của trẻ sau này.
PV: Nhiều năm qua đã có rất nhiều tài liệu hướng dẫn các bậc cha mẹ những kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em. Chị thấy thông điệp nào là quan trọng nhất trong việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em, dành cho các bậc cha mẹ?
Chị Nguyễn Thị Y Duyên: Chúng tôi vẫn muốn nhắc đi nhắc lại về ý thức của các bậc cha mẹ trong việc trông nom, chăm sóc con cái.
Nhiều khi cha mẹ có lý do: chúng tôi bận rộn quá, chúng tôi không có thời gian để lo lắng cho con em mình “thôi để nó tự lo”, hoặc “đứt tay một tí có sao đâu, rồi nó sẽ tự lành, đứa trẻ nào cũng phải trải qua điều đó mới lớn được”.
Tuy nhiên, đó là khi cha mẹ nghĩ đến những tai nạn thương tích rất nhẹ, nhưng lại không nghĩ đôi khi tai nạn thương tích không chỉ nhẹ như thế.
Những tai nạn hi hữu có thể không xảy ra với người này người kia nhưng lại rất có thể xảy ra đối với con mình, dù tỷ lệ không quá nhiều nhưng nếu xảy ra thì cũng rất đau xót cho gia đình.
Ví dụ cha mẹ lấy lý do: không trông con vì bận làm đồng, nhưng thay vì lý do đó có thể làm một chắn cửa để trẻ dưới 3 tuổi không bò ra ngoài gặp lu nước, bể nước hay ao hồ… rất nguy hiểm.
Đôi khi những biện pháp rất đơn giản và không tốn kém lại có thể cứu được sinh mạng của con mình, hoặc giúp con em mình tránh được những tàn tật sau này. Cha mẹ hãy dành một chút thời gian, một chút kinh phí không nhiều để có thể tạo môi trường an toàn cho con em mình.
PV: Cảm ơn chị đã tham gia cuộc trò chuyện và chia sẻ những thông tin rất bổ ích dành cho các bậc cha mẹ.
VTV.vn - Từ khi con chào đời, mẹ không chỉ trở thành người đồng hành mà còn phải tự trau dồi kiến thức để trở thành "chuyên gia" chăm sóc sức khỏe cho bé yêu.
VTV.vn - Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh sởi, trong đó phần lớn là trẻ dưới 1 tuổi.
VTV.vn - Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch lây truyền theo đường hô hấp, do virus sởi gây ra, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa lấy dị vật để quên khoảng 03 năm trong âm đạo của bệnh nhi B.C. (sinh năm 2016, ngụ tỉnh Đắk Lắk).
VTV.vn - Cứ tới thời điểm cận Tết, lại xảy ra rất nhiều vụ tai nạn pháo nổ, trong đó nạn nhân đa phần là học sinh còn nhỏ tuổi, thanh, thiếu niên có tính tò mò đã tự chế tạo pháo.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho bé gái L.N.A.N (2 tháng tuổi, trú tại Quỳ Hợp, Nghệ An) bị nhiễm khuẩn rất nặng do nhiễm tụ cầu vàng.
VTV.vn - Human metapneumovirus không phải là virus mới, từng được phát hiện là một trong những tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em tại TP Hồ Chí Minh trong các năm 2023 và 2024.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thuốc giả Theophylline 200mg.
VTV.vn - Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, diễn biến ô nhiễm không khí đã tăng dần, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
VTV.vn - Gần đây, trên thị trường xuất hiện phương pháp nuôi con thông minh độc đáo, với DHA thực vật từ tảo biển, giúp trẻ phát triển trí não mạnh mẽ và khả năng tư duy vượt trội.
VTV.vn - Trải qua 2 lần phẫu thuật u giáp nhưng khối u vẫn tái phát, người phụ nữ 35 tuổi quyết định thử các cách chữa dân gian như đắp lá và uống thuốc nam.
VTV.vn - Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận bé trai 25 tháng tuổi, sau khi nuốt phải một chiếc kim băng sắc nhọn, đặc biệt nguy hiểm đó là chiếc kim băng đã bật nắp bảo vệ.
VTV.vn - Ngừng thở, ngừng tim ngoại viện, tổn thương não nghiêm trọng, đó là tình trạng của bệnh nhân nữ 67 tuổi (Thanh Hoá) sau khi uống một loại bột để chữa viêm dạ dày.
VTV.vn - Hàng năm, cứ vào dịp lễ Tết, Khoa Phỏng-Tạo hình, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) tiếp nhận nhiều trường hợp phỏng nặng do tai nạn phát nổ khi tự chế tạo pháo.
VTV.vn - Sau 3 ngày sốt, mệt mỏi, chị P.T.T.T. (39 tuổi, trú tại Vĩnh Phúc) đi khám và được nhập viện.