Hơn 600 sinh viên của Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đã được điều động chống dịch. Các em hầu hết là sinh viên năm thứ 4 của Khoa Xét nghiệm, đều đang trong giai đoạn đi thực tập. Nhiều em gọi đây là "kỳ thực tập đặc biệt" vì mọi thứ đều phải thực chiến.
Có mặt trên chuyến xe chở gần 30 sinh viên của lớp Xét nghiệm 10, Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương di chuyển về tâm dịch Chí Linh thực hiện lấy mẫu, chặng đường 30km đến điểm lấy mẫu như dài hơn bởi những câu chuyện của các "chiến binh".
Nguyễn Thị Thủy Tiên, Bí thư của Lớp Xét nghiệm 10 được bạn bè trong lớp gọi là "cô gái lạc quan nhất đoàn". Em chia sẻ: "Gần Tết, cả lớp ai cũng nhớ nhà, nhưng chúng em đều ý thức được trách nhiệm của mình. Những ngày đầu, chúng em đang thực tập tại Hà Nội nhưng nhận được tin là về ngay. Chúng em quyết tâm ở lại tâm dịch ăn Tết. Thường thì công việc bọn em sẽ đi cả một ngày liền. Trưa sẽ được thay đồ và ăn cơm chỉ khoảng một tiếng, trong lúc đấy mọi người có thể nghỉ ngơi hoặc tranh thủ làm các công việc khác. Đến tối thì bọn em sẽ về trường ở ký túc xá. Có những hôm về sớm thì 7h - 8h tối. Những hôm muộn hơn thì 10h đêm bọn em mới trở về".
Khi nghe Thủy Tiên nói đến Tết, cô gái Phạm Phương Loan ngồi cạnh sụt sùi vì… nhớ mẹ. Phương Loan tâm sự: "Khi nghe tin em đi chống dịch, chỉ có mẹ em nghe máy điện thoại thôi còn bố thì cứ nhìn thấy em là quay mặt đi khóc thầm. Nhưng em đã thấy lời nhắn bố động viên: "Con còn trẻ và là một phần của cuộc chiến chống giặc COVID-19!". Còn em gái thì bình thường hay tranh cãi, nay lại luôn động viên chị mạnh mẽ để hết dịch trở về đoàn tụ.
Là chàng trai duy nhất trong gần 30 sinh viên đi lấy mẫu tại TP.Chí Linh, Trần Bá Duy (Đan Phượng, Hà Nội) cho biết: "Đây đã lần thứ 3 em được nhận nhiệm vụ đi lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. 2 lần trước em thực hiện công việc tại phường Cộng Hòa (TP. Chí Linh), huyện Nam Sách và hôm nay tiếp tục quay lại TP. Chí Linh. Thực ra, việc lấy mẫu chúng em đã được học, được thực hành nên không có khó khăn gì. Đây là một cơ hội lớn để chúng em trưởng thành hơn trong tâm dịch".
Với các sinh viên tình nguyện thực hiện nhiệm vụ đi lấy mẫu, khoảnh khắc đặc biệt nhất có lẽ là những lần lấy mẫu cho các cháu bé ở trường mầm non. Duy kể: "Cứ nhìn các em xếp thành hàng, thành tốp vào xét nghiệm, thương các bé quá nên những mệt mỏi vì áp lực công việc bỗng chốc tan biến. Chưa bao giờ chúng em được truyền lửa nghề một cách mạnh mẽ như vậy".
Trên chuyến xe lấy mẫu xét nghiệm có một "nhân vật đặc biệt" mà các sinh viên gọi là "Idol của cả nhóm", đó là thầy giáo Ngụy Đình Hoàn, Giảng viên Khoa Xét nghiệm, Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Cách gọi của các em là hoàn toàn có cơ sở khi hơn 10 ngày qua, thầy Hoàn chính là người trực tiếp đồng hành cùng các em trong cả hoạt động chuyên môn lẫn bữa ăn, giấc ngủ.
Anh Hoàn xác định: "Tôi tin sau đợt dịch này, không chỉ sinh viên mà các thầy cô trong trường sẽ có những tiến bộ rất lớn, đặc biệt trong công tác dự phòng, phòng bệnh và trực tiếp tham gia điều trị cho các bệnh nhân nhiễm COVID. Đáng quý hơn, những sinh viên trước đây chỉ học trong trường hay bệnh viện, còn hiện tại các em ra ngoài cộng đồng được học phản ứng nhanh, xử lý các tình huống nhanh, tôi chắc chắn sau này các em sẽ có bước tiến vượt bậc".
Công tác gần 15 năm trong ngành Y, đây có lẽ là dấu ấn đặc biệt nhất của anh. Nhà anh Hoàn nằm ngay cách điểm đóng quân của thầy trò chưa đến 5km, nhưng cũng không thể về. Vợ bảo đưa con đến nhìn bố từ xa cũng được, nhưng anh không đồng ý vì sợ bố con không cầm lòng được.
Cả đoàn xe phấn khởi hơn sau cuộc điện thoại của thầy Hoàn về thông tin sẽ có 600 chiếc bánh chưng từ một nhà tài trợ đến cho các sinh viên chống dịch. "Chỉ tiêu là một em một cái nhé!", thầy Hoàn vui vẻ thông báo.
27 Tết, trên những chuyến xe đi lấy mẫu xét nghiệm không chỉ có mệt mỏi, căng thẳng mà còn có cả những niềm vui giản dị. Chiếc xe lấy mẫu đã đến điểm đáp - Trung tâm Y tế TP. Chí Linh. Thầy Hoàn ra "mệnh lệnh": "Chúng ta có 15 phút để mặc đồ bảo hộ các em nhé!".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng là một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to như quả trứng gà trên nền bệnh sỏi thận hai bên và sỏi niệu quản trái cho bệnh nhân.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật trong đêm cứu sống bệnh nhi ngay sau khi chào đời tại Khoa Sản – Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận cấp cứu cho một trường hợp bệnh nhân nam 31 tuổi, bị sốc phản vệ - ngưng tim do ong đốt.
VTV.vn - Gia đình phát hiện bé gái 15 tháng tuổi trong tình trạng bị méo miệng, mắt không nhắm kín.
VTV.vn - Tính đến tuần 46, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận 12.013 ca mắc sốt xuất huyết và là tỉnh, thành phố có số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất khu vực phía Nam (chiếm 25%).
VTV.vn - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng dương tính với bệnh bạch hầu.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.