Mang thai và nỗi lo đái tháo đường

Theo Báo Người Lao động, icon
05:00 ngày 07/03/2017

VTV.vn - Do lo lắng mắc đái tháo đường, nhiều thai phụ đã chủ động đi khám và được theo dõi đường huyết trong suốt thai kỳ để kịp phát hiện bệnh.

Bệnh đái tháo đường không có tính di truyền tuyệt đối. Trẻ có cha hay mẹ mang bệnh đái tháo đường sẽ dễ bị bệnh hơn người khác nhưng việc mắc bệnh hay không còn tùy thuộc nếp sinh hoạt của mỗi cá nhân.

Đối với thai phụ, việc quan trọng hàng đầu trong suốt thai kỳ là ổn định đường huyết vì thai nhi cần lượng đường trong máu khá thấp để phát triển bình thường. Thai phụ vì thế cần được xét nghiệm trị số HbA1C hàng tháng, đồng thời khám mắt và chức năng thận 3 tháng/lần. Với đối tượng hay bị bội nhiễm tiết niệu trước khi mang thai, thậm chí nên được khám hàng tháng trong 3 tháng cuối của thai kỳ, theo dõi siêu âm mỗi tháng.

Khi thai phụ có đường huyết vượt mức bình thường, cần lưu ý một sổ điểm sau:

- Không nên tăng cân hơn 1 kg/tháng trong 6 tháng đầu. Trong 3 tháng cuối, đừng tăng hơn 500 g/tuần.

- Bổ sung đầy đủ canxi, sắt, kẽm và axit folic trong chế độ dinh dưỡng.

- Theo dõi siêu âm mỗi tháng để đánh giá trọng lượng của thai nhi. Đường huyết cao làm thai phụ tiểu nhiều khiến tăng nước ối, một trong các nguyên nhân thường gặp dẫn đến sẩy thai.

- Không được tự ý dùng thuốc uống hạ đường huyết. Chỉ được tiêm insulin trong trường hợp cần thiết và theo đúng y lệnh.

- Nghỉ ngơi sớm hơn trước ngày vào phòng sinh, càng sớm càng tốt.

- Thai phụ đừng vì quá sợ bệnh đái tháo đường mà kiêng ngọt.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục