BSCKII. Cao Thị Ánh Tuyết, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Bệnh nhi nam, 13 tuổi được gia đình đưa đến khám vì có những biểu hiện nghi rối loạn tâm thần. Theo lời kể của mẹ, bệnh nhi vốn là người sống hướng nội. Gần đây, bệnh nhi thường xuyên lo lắng nhiều chuyện trong cuộc sống và học tập. Bệnh nhi luôn lo lắng bản thân mình học kém sẽ ảnh hưởng đến thi đua của lớp. Khi ra đường, bệnh nhi luôn sợ bị tai nạn. Ngoài ra, bệnh nhi thường hay có biểu hiện đi ra cửa kiểm tra nhiều lần xem đóng chưa, hoặc cầm một đồ vật phải nhấc lên nhấc xuống rồi mới cầm...
Ban đầu, gia đình nghĩ bệnh nhi cẩn thận, nhưng khi các biểu hiện trên lặp đi, lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài nên đã đưa đi khám. Ngoài những biểu hiện trên, bệnh nhi này còn xuất hiện các triệu chứng như bị run tay chân, hồi hộp, trống ngực.
Sau khi thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán, nam sinh này bị rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn nghi thức và có chỉ định điều trị.
Bác sĩ Ánh Tuyết chia sẻ thêm: Sau khi bệnh nhi được chẩn đoán bị rối loạn lo âu lan tỏa và rối loạn nghi thức, mẹ bệnh nhi cũng xuất hiện những biểu hiện như hồi hộp, lo lắng, run tay chân và được các bác sĩ thăm khám ngay tại viện. Qua các bài test, bác sĩ kết luận mẹ bệnh nhi cũng bị rối loạn lo âu lan tỏa, nhưng không bị lo nghĩ quá nhiều vấn đề nhỏ nhặt như con.
Theo BSCKII. Nguyễn Hoàng Yến, Phó Phòng điều trị tâm thần nhi và thanh thiếu niên, Viện Sức khỏe tâm thần, các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn lo âu ở trẻ bao gồm: Các yếu tố nhận thức và học tập; Các yếu tố sinh học, thần kinh; Yếu tố di truyền và các yếu tố xã hội, môi trường.
Một vấn đề bác sĩ Yến lưu ý, với trẻ trong thời kỳ 2-5 tuổi, nếu thường xuyên có các biểu hiện như: Trẻ ít thể hiện khi đối mặt với sự mới lạ; Thiếu nụ cười, ít nói chuyện; Ít tương tác; Giao tiếp bằng mắt hạn chế; Chậm thân thiện với người lạ hoặc trẻ cùng lứa tuổi; Không sẵn sàng khám phá những tình huống mới… Có thể những trẻ này sẽ có nguy cơ bị rối loạn lo âu cao gấp 2 - 4 lần so với những trẻ khác.
Mỗi ngày, có đến 50% số bệnh nhi đến khám sức khỏe tâm thần tại Phòng Tâm thần Nhi và Thanh thiếu niên, Viện Sức khỏe tâm thần, trong đó có các rối loạn lo âu.
Về nguyên nhân gia tăng số trẻ mắc rối loạn lo âu tới khám, điều trị, ThS.BS Lê Công Thiện, Trưởng phòng Tâm thần Nhi và Thanh thiếu niên cho rằng, số người đi khám nhiều hơn một phần là do hiểu biết về căn bệnh này nhiều hơn và người dân quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tâm thần. "Nhiều bệnh nhân cho biết luôn căng thẳng, mệt mỏi vì mất kết nối và trẻ cảm thấy cô đơn trong gia đình. Đơn cử như việc "con chưa nói, chưa trình bày thì bố mẹ đã mắng mỏ, lấn át, không nghe con nói tiếp" - bác sĩ Thiện chia sẻ.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Yến cho biết: Về cơ bản, trạng thái lo lắng là điều bình thường. Nhưng với một số trẻ, sự lo lắng kéo dài, quá mức, ảnh hưởng đến hành vi và suy nghĩ, gây trở ngại cho học tập, gia đình và quan hệ xã hội là cần đưa trẻ đến bác sĩ để khám, đánh giá tình trạng này. Các dấu hiệu của rối loạn lo âu thường là trẻ né tránh các hoạt động học tập và xã hội, như đến trường, tiệc tùng, cắm trại… và luôn cần sự trấn an quá mức hoặc lặp đi lặp lại khi đi ngủ, đi học hoặc nỗi sợ hãi về những điều tồi tệ xảy ra. Trẻ sẽ học sút, vì thiếu tập trung trong lớp hoặc gặp khó khăn trong việc hoàn thành các bài kiểm tra trong thời gian quy định.
Trẻ bị rối loạn lo âu có thể biểu hiện bằng các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, khó nuốt, cảm giác mắc nghẹn, nôn hoặc buồn nôn, đau ngực, khó thở, đau dạ dày, tê và ngứa ran ở ngón tay hoặc ngón chân do thở gấp hoặc đau kịch tính. Đặc biệt là có sự bùng nổ và hành vi chống đối bởi một tác nhân kích thích gây lo âu. Nghiên cứu cho thấy một tỷ lệ đáng kể trẻ em, những trẻ có vấn đề về cân nặng hoặc ăn uống có chọn lọc, cho biết có lo âu.
Đáng lưu ý khi nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ lo âu có thể có ý định tự sát. Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng ý tưởng hoặc hành vi tự sát ở trẻ lo âu có liên quan đến sự tuyệt vọng và trầm cảm kèm theo. Do đó, điều quan trọng nhất vẫn là phát hiện sớm bệnh và biết nơi điều trị để đưa trẻ đến thăm khám, tư vấn. Bác sĩ Thiện cho biết: "Bệnh lý này nếu điều trị sớm sẽ rất hiệu quả, việc điều trị sẽ có thể dùng thuốc, tư vấn và điều trị bằng các liệu pháp tâm lý, trẻ đã có thể khỏi bệnh".
Để dự phòng rối loạn lo âu ở trẻ, phụ huynh nên điều chỉnh hoạt động, lối sống ở trẻ; cần tập luyện thể thao thường xuyên, khoảng 30 phút/ngày; ăn uống đủ chất; ngủ đúng giờ, đủ 8-10 tiếng/ngày tùy lứa tuổi; tập yoga hoặc thư giãn tinh thần; giải quyết các vấn đề gây lo lắng ngay từ ban đầu; tập thở thư giãn 4 thì (hít vào 3 giây, nín thở 3 giây, thở ra 3 giây, giữ 3 giây), nâng cao các kỹ năng đối phó với căng thẳng và các kỹ năng xã hội.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai vừa phẫu thuật thành công ca bóc tách động mạch chủ cho nam bệnh nhân 51 tuổi.
VTV.vn - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa can thiệp kịp thời, cứu sống một trường hợp xuất huyết tiêu hoá do vỡ tĩnh mạch phình vị dạ dày, nôn hơn 500ml máu.
VTV.vn - Gần 1.000 học sinh của Trường THPT huyện Thạch Thất (Hà Nội) được xét nghiệm sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh miễn phí.
VTV.vn - Một sản phụ phù phổi cấp, hôn mê do sản giật nặng vừa được các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cứu sống thành công.
VTV.vn - Ngày 29/11, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có công văn hỏa tốc về tăng cường công tác truyền thông, khám, phân loại, thu dung, điều trị, kiểm soát lây nhiễm sởi tại cơ sở KCB
VTV.vn - Liên quan đến vụ hơn 300 người tại TP Vũng Tàu nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì, hiện nhiều bệnh nhân đã xuất viện, còn hơn 170 người vẫn còn đang điều trị tại bệnh viện.
VTV.vn - Không thể ngửi hoặc nhận ra mùi có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh mất trí nhớ.
VTV.vn - Ngày 28/11, Sở Y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có báo cáo nhanh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm ngày 27/11 xảy ra tại Tiệm bánh mì - xôi Cô Ba Bến Đình, thành phố Vũng Tàu.
VTV.vn - Tích cực nuôi trồng, phát triển nguồn nguyên dược liệu quý để phục vụ cho công tác chữa bệnh là mục tiêu của Hội Đông Y tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian tới.
VTV.vn - Bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai vừa tiếp nhận và điều trị cho nữ bệnh nhân N.T.T.T. (sinh năm 1998, ở TP Biên Hòa, Đồng Nai) bị sốc sốt xuất huyết.
VTV.vn - UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu Sở Y tế hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi và công tác giám sát phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) vừa tiếp nhận, xử lý một trường hợp bị rận ký sinh trên mi mắt (còn gọi là rận mi).
VTV.vn - Ngày 28/11, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc điều trị cho người bị ngộ độc thực phẩm tại TP Vũng Tàu.
VTV.vn - Thông tin được đưa ra tại hội nghị về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm do Bộ Y tế tổ chức sáng 28/11.
VTV.vn - Bệnh nhân 15 tuổi, vào viện trong tình trạng vùng gót chân trái có vết rắn cắn, sưng nề, bầm tím xung quanh, rối loạn đông máu.