Một đứa bé có thể thỉnh thoảng mới bị chảy hoặc thường xuyên bị chảy máu mũi. Chảy máu mũi phổ biến nhất ở trẻ em và thường xảy ra ở gần lỗ mũi trước, trên vách ngay 2 lỗ mũi và thường bắt đầu chỉ ở một bên lỗ mũi.
Đôi khi chảy máu mũi bắt đầu ở phía sau mũi, nhưng nó rất hiếm và thường xảy ra ở người già hoặc những người huyết áp cao hoặc chấn thương vùng mũi hoặc mặt.
Nguyên nhân gây chảy máu mũi
Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam, hầu hết chảy máu mũi xảy ra khi các mạch máu nhỏ nằm bên trong mũi vỡ và chảy máu. Những mạch máu này rất mỏng manh và nằm gần bề mặt, càng khiến chúng trở thành mục tiêu của chấn thương.
Nguyên nhân thường gặp do ngoáy mũi, dính thứ gì đó vào mũi, cảm lạnh hoặc dị ứng, đặc biệt kèm theo hắt hơi, ho, và sổ mũi. Không khí trong nhà khô, nóng (thường trong mùa hè), làm cho bên trong mũi dễ bị rạn nứt, cứng và ngứa.
Ít gặp hơn, chấn thương bên ngoài mũi, mặt hoặc đầu có thể gây chảy máu mũi. Nếu điều này xảy ra, bạn cần gặp bác sĩ ngay lập tức. Bạn có thể phòng ngừa những kiểu chảy máu mũi này bằng cách đeo thiết bị bảo vệ, ví dụ như mũ sắt trong khi chơi khúc côn cầu, bóng đá hay bóng rổ và những môn thể thao hoặc hoạt động khác.
Một số trường hợp chảy máu mũi gây nên bởi vấn đề do đông máu, nhưng rất hiếm gặp.
Nếu bạn chảy máu mũi
Bạn biết rằng bạn nên gặp bác sĩ nếu việc chảy máu mũi của bạn là do chấn thương, ví dụ như một cú đấm. Nhưng nếu chảy máu mũi không rõ nguyên nhân, bạn nên tuân theo những bước sau:
- Đừng nằm xuống. Ngồi dậy hoặc đứng lên.
- Sử dụng khăn giấy hoặc khăn ẩm để ngăn chảy máu.
- Giữ đầu về phía trước (không ngửa đầu ra sau, nó có thể khiến máu chảy xuống cổ họng).
- Bịt mũi và thở qua đường miệng. Làm điều này trong 10 phút. Đảm bảo bạn giữ mạnh trong 10 phút mà không dừng lại. Nó có vẻ rất lâu khi bạn thực sự làm điều này, do đó cần có thêm ai đó kiểm tra thời gian giúp bạn.
- Nếu bạn chảy máu mũi không ngừng sau 10 phút bịt mũi, tiếp tục bịt mũi thêm 10 phút nữa. Nếu nó vẫn không dừng, hãy gọi người nhà nói chuyện với bác sĩ.
- Không ngoáy, chà xát hoặc xì mũi - nó có thể khiến mũi bạn chảy nhiều máu hơn.
Một số trường hợp khi bạn cần đến gặp bác sĩ hoặc cấp cứu:
- Bạn thấy chóng mặt, yếu, hoặc uể oải.
- Mũi bạn chảy máu nhanh hơn hoặc bạn mất quá nhiều máu.
- Bạn mới vừa bắt đầu uống một loại thuốc mới.
- Bạn có các triệu chứng khác, ví dụ bầm tím bất thường trên cơ thể.
- Bạn chảy máu trong thời gian dài sau khi bạn bị thương.
- Bạn chảy máu từ nơi này sang nơi khác, ví dụ ở lợi.
- Hãy coi chừng chảy máu mũi.
Làm thế nào để không chảy máu mũi?
Không nên ngoáy mũi hoặc dính bất cứ thứ gì lên mũi. Tránh xì mũi quá mạnh, và nếu bạn bị dị ứng, nên đến gặp bác sĩ. Nếu bạn kiểm soát được vấn đề dị ứng, mũi của bạn sẽ không bị nghẹt và khó chịu.
Khi bên trong mũi thấy khô và ngứa, nó có thể kích thích bạn ngoáy mũi, chính vì thế bạn có thể thử một hoặc 2 mẹo sau để giúp mũi luôn ẩm ướt:
Sử dụng dung dịch nước muối nhỏ mũi, hoặc xịt mũi hoặc dạng gel 2 đến 3 lần mỗi ngày
Hỏi người lớn để cho một lượng nhỏ thuốc mỡ kháng sinh vào miếng gạc cotton, chèn miếng gạc vào lỗ mũi và nhẹ nhàng áp chúng vào vách mũi. Chỉ sử dụng đầu gạc để chèn. Có thể sử dụng đầu ngón tay để bôi thuốc mỡ vào.
Sử dụng máy làm ẩm trong phòng ngủ. Máy làm ẩm tạo ra lớp sương vào không khí và giữ không khí không quá khô. Khi không khí ẩm ướt, mũi bạn cũng ít bị khô hơn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công lấy sỏi bàng quang to như quả trứng gà trên nền bệnh sỏi thận hai bên và sỏi niệu quản trái cho bệnh nhân.
VTV.vn - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng dương tính với bệnh bạch hầu.
VTV.vn - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nam bệnh nhân 62 tuổi, trong tình trạng suy thận cấp, rối loạn nhịp tim rung nhĩ, đường huyết tăng cao không kiểm soát...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.