Người bệnh gout nên ăn những loại thực phẩm này

Linh Chi, icon
03:00 ngày 12/04/2018

VTV.vn - Gout là một cơn đau của bệnh viêm khớp, xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao, dẫn đến việc các tinh thể được hình thành và tích tụ xung quanh khớp.

Hình minh họa

Axit uric được hình thành tự nhiên trong cơ thể của bạn, nhưng nó cũng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm nhất định. Axit uric được đào thải khỏi cơ thể qua nước tiểu.

Theo Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam: một chế độ ăn uống phù hợp dành cho bệnh gout có thể giúp làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Chế độ ăn uống dành cho bệnh gout có thể làm giảm nguy cơ tái phát cơn đau do gout và làm chậm sự tiến triển của tổn thương khớp. Dùng thuốc cũng cần thiết để kiểm soát cơn đau và hạ nồng độ axit uric.

Lịch sử bệnh

Gout được hình thành từ sự tích tụ qua nhiều năm liền tiêu thụ quá mức các loại thịt, hải sản và rượu. Trên thực tế, đây được coi là một căn bệnh của người giàu - những người có thể đủ khả năng để có thói quen ăn uống như vậy. Một thời gian dài trước khi nguyên nhân gây ra bệnh gút được hiểu rõ, các bác sĩ đã quan sát thấy một số lợi ích của chế độ ăn uống hạn chế về kiểm soát bệnh gout.

Trong nhiều năm, điều trị cho bệnh gout tập trung vào việc loại bỏ tất cả các loại thực phẩm có chứa lượng lớn purine nhằm giảm bớt nồng độ cao của purine.

Nhiều nghiên cứu gần đây về bệnh gout đã mở ra một cái nhìn rõ ràng hơn về vai trò của chế độ ăn uống trong kiểm soát bệnh. Một số thực phẩm nên tránh, nhưng không phải loại bỏ tất cả các loại thực phẩm có purine. Một số loại thực phẩm cần được đưa vào chế độ ăn uống của bạn để kiểm soát nồng độ axit uric.

Trên hết, mục tiêu đạt được trọng lượng cân đối và ăn uống lành mạnh - một thông điệp được áp dụng để làm giảm nguy cơ của nhiều bệnh.

Chế độ ăn uống chi tiết

Các nguyên tắc chung của một chế độ ăn uống đối với bệnh gout cơ bản giống như các khuyến nghị cho một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng:

Giảm cân: Thừa cân làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gout, giảm cân làm giảm nguy cơ bệnh gout. Nghiên cứu cho thấy rằng việc giảm lượng calo và giảm cân - thậm chí không áp dụng chế độ ăn uống hạn chế purine - cũng làm giảm nồng độ acid uric và giảm số lượng số lần phát bệnh gout. Giảm cân cũng làm giảm bớt sự áp lực trên toàn khớp.

Tinh bột: Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, trong đó cung cấp tinh bột. Tránh các loại thực phẩm như bánh mì trắng, bánh ngọt, kẹo, đồ uống có đường và các sản phẩm từ sirô ngô chứa lượng fructose cao.

Nước: Giữ cho cơ thể luôn đủ nước. Uống nhiều nước hơn có liên quan tới sự giảm các lần phát bệnh gout. Cố gắng uống từ 8 đến 16 ly nước mỗi ngày với ít nhất một nửa ly là nước. Một ly tương đương 237 ml. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về các mục tiêu cung cấp lượng nước thích hợp cho bạn.

Chất béo: Cắt giảm bớt chất béo bão hòa từ các loại thịt đỏ, gia cầm béo và các sản phẩm sữa có chất béo cao.

Protein: Hạn chế protein hàng ngày từ thịt nạc, cá và gia cầm xuống 113-170 gam .Thêm protein vào chế độ ăn của bạn với các sản phẩm từ sữa chứa ít hoặc không có chất béo, chẳng hạn như sữa chua ít béo hoặc sữa tách kem giúp giảm nồng độ axit uric.

Khuyến nghị đối với các loại thực phẩm bổ sung cụ thể bao gồm những điều sau đây:

Rau có hàm lượng purine cao: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại rau có hàm lượng purine cao không làm tăng nguy cơ bệnh gout hoặc cơn gout tái phát. Một chế độ ăn uống lành mạnh dựa trên rất nhiều loại trái cây và rau quả có thể bao gồm các loại rau giàu purine, như măng tây, đậu Hà Lan, súp lơ hoặc nấm. Bạn cũng có thể ăn các loại đậu hoặc đậu lăng, trong đó có khá nhiều chất purine và còn là một nguồn cung cấp protein.

Các loại nội tạng: Tránh nội tạng động vật như gan, thận, lách có hàm lượng purine cao góp phần làm tăng nồng độ axit uric trong máu.

Hải sản: Tránh các loại hải sản chứa nhiều purine: cá cơm, cá trích, cá mòi, trai, sò điệp, cá hồi, cá tuyết chấm đen, cá thu và cá ngừ.

Rượu: Sự chuyển hóa của rượu trong cơ thể của bạn được cho là làm tăng sản xuất axit uric, rượu góp phần vào tình trạng mất nước. Bia có liên quan đến sự tăng nguy cơ bệnh gout và các lần phát bệnh định kỳ. Ảnh hưởng của rượu vang chưa được hiểu rõ. Nếu bạn uống rượu, nói chuyện với bác sĩ của bạn về những gì là thích hợp cho bạn.

Vitamin C: Vitamin C có thể giúp giảm lượng axit uric. Hỏi ý kiến bác sĩ của bạn về việc bổ sung 500 mg Vitamin C có phù hợp với kế hoạch chế độ ăn uống và thuốc men của bạn hay không

Cà phê: Một số nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ lượng cà phê vừa phải có thể giảm bệnh gout, đặc biệt là với cà phê chứa caffeine ( cà fe nguyên chất). Uống cà phê có thể không phù hợp với các điều kiện sức khỏe khác. Hỏi bác sĩ của bạn về uống bao nhiêu cà phê là đúng cho bạn.

Quả anh đào: Có một số bằng chứng cho thấy ăn quả anh đào có thể giảm bệnh gout.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục