Theo bác sĩ Trần Đình Thắng, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, đường hô hấp rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Đường hô hấp gồm đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Đường hô hấp trên có mũi, họng, hầu, thanh quản và các xoang. Đường hô hấp dưới có khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phế quản tận cùng và phế nang.
Trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, nóng - lạnh thất thường, đường hô hấp rất dễ bị các bệnh như viêm mũi họng, viêm khí quản, phế quản, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... Những người cao tuổi có thói quen hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu bia càng dễ mắc những bệnh này. Biểu hiện của bệnh thường là ho, sốt, có đờm, khó thở, khò khè...
Bác sĩ Trần Đình Thắng lưu ý, với viêm mũi họng là một dạng bệnh viêm đường hô hấp trên, bệnh có thể khởi phát bằng các đợt cấp tính và dần chuyển sang mạn tính nếu không được điều trị dứt điểm. Các cơn ho kéo dài có thể gây đau thượng vị và kẽ liên sườn do cơ hoành bị kích thích nhiều gây co kéo. Viêm họng mạn tính hoặc viêm mũi mạn tính cũng rất dễ gây ra viêm xoang.
Đối với viêm phế quản, viêm phổi là dạng bệnh thuộc viêm đường hô hấp dưới. Bệnh rất nguy hiểm với người già bởi dấu hiệu lâm sàng không đặc trưng. Người cao tuổi bị viêm phế quản, viêm phổi không sốt cao như người trẻ nên người thân dễ chủ quan, thường chỉ đưa vào viện khi bệnh đã diễn biến xấu. Chính vì vậy, người cao tuổi cần cảnh giác với những dấu hiệu bệnh, chú ý đến những thay đổi bất thường của cơ thể để có biện pháp xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, cúm mùa cũng là bệnh thường gặp trong thời tiết nồm ẩm của mùa đông xuân. Theo bác sĩ Phạm Thế Thạch, khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, phần lớn các ca nhiễm cúm mùa thường biểu hiện hắt hơi, sổ mũi và ở những người khỏe mạnh chỉ từ 5 - 7 ngày đều tự khỏi. Tuy nhiên, ở những người có sức đề kháng kém như người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người bị đái tháo đường, tăng huyết áp..., bệnh cúm dễ chuyển biến phức tạp, biến chứng, trong đó tổn thương phổi là hay gặp nhất và trong thời gian ngắn có thể diễn biến suy đa phủ tạng. Do đó, khi có biểu hiện cúm như sốt, đau nhức toàn thân, hắt hơi, chảy nước mũi... kèm theo cảm giác mệt mỏi quá mức bình thường, đau tức ngực, sốt cao tăng lên thì nên đến viện để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Để hạn chế ảnh hưởng xấu của thời tiết nồm ẩm đến sức khỏe người cao tuổi, bác sĩ Trần Đình Thắng khuyến cáo, cách phòng bệnh tốt nhất là tăng cường sức đề kháng bằng cách thay đổi thực đơn trong các bữa ăn hằng ngày thật khoa học, hợp lý với đầy đủ các chất dinh dưỡng. Nên cung cấp nhiều rau xanh, hoa quả tươi thay vì tăng chất đạm, chất béo. Bổ sung nước uống mỗi ngày cũng là cách để tăng sức đề kháng, tránh nguy cơ bị mất nước. Sinh hoạt hằng ngày nên ngủ đủ giấc, tránh việc thức khuya gây mệt mỏi, tạo cơ hội cho các loại bệnh phát triển. Cùng với đó nên duy trì chế độ tập thể dục, thể thao hằng ngày.
Đồng thời, để phòng bệnh về đường hô hấp hoặc bệnh cúm, hằng ngày người cao tuổi cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng sau mỗi bữa ăn và súc họng bằng nước muối loãng; giữ gìn vệ sinh cá nhân. Hạn chế tối đa hoặc bỏ hẳn thuốc lá, thuốc lào, bia rượu, nhất là những người đã bị các bệnh mạn tính như viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang. Việc tiêm phòng cúm sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh; khi mắc bệnh, biểu hiện bệnh cũng sẽ nhẹ hơn những người chưa tiêm vaccine phòng bệnh. Do đó, mọi người nên tiêm vaccine phòng cúm, nhất là những người có cơ địa miễn dịch yếu kém như người cao tuổi, trẻ em...
Cần giữ gìn vệ sinh nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ. Chăn màn cũng nên thay đổi thường xuyên đề phòng nấm mốc, ẩm ướt gây nhiều loại bệnh... Ngoài ra, sử dụng máy hút ẩm để làm giảm lượng ẩm trong nhà cũng là một giải pháp khả thi khi trời nồm. Hạn chế để người cao tuổi ra ngoài trời khi thời tiết đang mưa phùn, hay bất chợt lạnh. Nếu dính nước mưa, cần thay quần áo khô, sưởi ấm người ngay...
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận ca tử vong do bệnh sởi, đây là ca tử vong đầu tiên của tỉnh từ đầu năm 2024.
VTV.vn - Nam bệnh nhân (82 tuổi, Thái Bình) được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khi ở ngày thứ 6 của bệnh sốt xuất huyết.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, bị ngừng tuần hoàn ngoại viện được cứu sống nhờ mô hình kết nối cán bộ y tế với người dân.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai tiêm vaccine uốn ván - bạch hầu (Td) trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
VTV.vn - Người đàn ông to khoẻ rơi vào tình trạng tê bì chân tay, ngất, mất kiểm soát đại tiểu tiện sau khi dùng củ ấu tàu để tăng cường sức khoẻ, chữa bệnh xương khớp.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa phát hiện sớm và điều trị cho bệnh nhi (1 ngày tuổi, trú tại Quỳnh Lưu, Nghệ An) mắc bệnh lý hạ đường huyết dai dẳng ở trẻ sơ sinh.
VTV.vn - Đây là trường hợp tử vong nghi do bệnh dại thứ 7 tính từ đầu năm tới nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
VTV.vn - Trong 2 ngày từ 16 - 17/11/2024, Phòng tiêm Vaccine - Trung tâm Y tế huyện Lục Yên đã tiếp nhận 12 trường hợp phơi nhiễm dại.
VTV.vn - Tại Hải Dương, ghi nhận tại một số bệnh viện, số lượng bệnh nhân đến khám, điều trị tăng do thời tiết chuyển mùa.
VTV.vn - Nam sinh 16 tuổi (Long An) đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An với khối sưng lớn ở vùng cổ bên trái.
VTV.vn - Hiện nay, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tại Đồng Nai đang có chiều hướng tăng cao và ghi nhận nhiều trường hợp nặng phải nhập viện điều trị.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận một trường hợp dị vật bỏ quên khá lâu và kẹt lại tại vị trí cực kì hy hữu là ngay giữa hai dây thanh của trẻ.
VTV.vn - Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh vừa tiếp nhận 2 nữ sinh nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do đường huyết tăng quá cao.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một trường hợp bệnh nhi 14 tuổi, bị sốt xuất huyết nặng, xuất huyết phổi, suy hô hấp nặng.
VTV.vn - Bệnh viện Bình Dân (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật thoát lưu máu tụ và khâu cầm máu cho nam bệnh nhân 24 tuổi, ngay sau cắt bao quy đầu tại nhà do thợ xăm thực hiện.