Đáng chú ý, những trường hợp bệnh nhân cao tuổi, có bệnh lý nền nhiễm bệnh Whitmore (còn gọi là bệnh vi khuẩn ăn thịt người) có tổn thương nghiêm trọng, thời gian điều trị dài ngày.
Điển hình như bệnh nhân V.T.H. (67 tuổi, trú tại TP Hạ Long, Quảng Ninh) có tiền sử bệnh đa u tủy xương, tăng huyết áp được chuyển từ bệnh viện tuyến trên về điều trị tại Bệnh viện Bãi Cháy với chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não do vi khuẩn Burkhoderia pseudomalle (Whitmore), có ổ di trú viêm phổi. Bệnh nhân đã được điều trị theo phác đồ kết hợp nạo viêm, chạy VAC loét cùng cụt.
Trường hợp khác là bệnh nhân Đ.T.D. (62 tuổi, trú tại TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) có tiền sử đái tháo đường đang điều trị. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt, gai rét, đau mỏi người, sưng đau phần mềm cẳng chân trái có mủ, hội chứng nhiễm trùng rõ. Xét nghiệm cấy mủ dương tính với khuẩn Burkhoderia pseudomalle (Whitmore). Các bác sĩ chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết, áp xe cẳng chân do khuẩn Whitmore trên nền bệnh nhân đái tháo đường và điều trị bằng kháng sinh, dẫn lưu ổ áp xe tại cẳng chân.
Những trường hợp bệnh nhân cao tuổi, có bệnh lý nền nhiễm bệnh Whitmore có tổn thương nghiêm trọng, thời gian điều trị dài ngày.
BSCKII. Phạm Công Đức, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới cho biết: Bệnh Whitmore có biểu hiện về lâm sàng rất đa dạng, tổn thương rất nhiều cơ quan và bệnh diễn biến theo hướng bán cấp tính nên đôi khi thầm lặng, bệnh nhân diễn biến từ từ và khi nhập viện thì đã có những ổ áp xe rất sâu, biểu trên nhiều cơ quan. Chúng tôi đã và đang điều trị cho nhiều bệnh nhân bị viêm phổi, viêm mô mềm, viêm xương đùi, viêm khớp háng, áp xe đa ổ, áp xe tại các cơ quan như cơ, gan, lách, thận, viêm màng não nhiễm khuẩn huyết. Tỷ lệ tử vong tương đối cao nếu không điều trị kịp thời. Những người có bệnh nền như đái tháo đường, suy thận, bệnh gan, bệnh phổi mạn tính, người suy giảm miễn dịch có nguy cơ cao mắc bệnh.
Đối với phương pháp chẩn đoán bệnh Whitmore thì tiêu chuẩn vàng dựa trên các xét nghiệm vi sinh học trong máu, mủ tại phần da bị tổn thương. Thời kỳ ủ bệnh từ 1- 21 ngày, có thể kéo dài và khó chẩn đoán, bệnh nhân khi đến bệnh viện đã tổn thương rất nhiều cơ quan.
Việc điều trị bệnh Whitmore trên từng trường hợp bệnh nhân sẽ có phương pháp, phác đồ điều trị thời gian khác nhau. Điều trị bằng thuốc bây giờ chủ yếu chia thành 2 giai đoạn - giai đoạn tấn công và giai đoạn duy trì. Ở giai đoạn tấn công, bênh nhân được điều trị bằng tiêm thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch từ 4 đến 6 tuần, thậm chí là 8 tuần với những trường hợp bệnh nặng, sốc nhiễm trùng. Tiếp đó, bệnh nhân về nhà phải duy trì kháng sinh đường uống trong vòng từ 3 đến 6 tháng. Bệnh Whitmore đặc biệt có thời gian điều trị kéo dài, nên cần sự tuân thủ điều trị và bệnh nhân phải tái khám thường xuyên để đánh giá về nguy cơ, diễn biến và tác dụng phụ của thuốc nếu có.
BSCKII. Phạm Công Đức, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bãi Cháy thăm khám cho bệnh nhân nhiễm Whitmore.
Nhiễm trùng Burkholderia pseudomallei có thể là nhiễm trùng tiềm ẩn và tái kích hoạt giống bệnh lao. Hiện chưa có vaccine phòng bệnh và bệnh không lây từ người sang người.
Nguyên nhân gây bệnh Whitmore là do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei. Vi khuẩn này thường sống trong bùn đất, nhất là những vùng đất ẩm, nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bị nhiễm khuẩn.
Vì vậy, theo khuyến cáo của bác sĩ, các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, làm sạch hoàn toàn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn và thực hiện ăn chín uống sôi… Đặc biệt khi bệnh nhân có các vết loét ở ngoài da, các triệu chứng như sốt, nhức mỏi tay chân, ho, đau bụng, đi lỏng nhiều lần cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Thời tiết đang trong những ngày giá lạnh, nhiệt độ thấp và không khí lạnh kéo dài là tác nhân khiến nhiều bệnh lý gia tăng, đặc biệt là đột quỵ.
VTV.vn - Người phụ nữ 25 tuổi, ở Hà Nội, bị biến dạng mũi, thủng mũi do căng chỉ nâng mũi sau 3 tháng thực hiện tại một cơ sở làm đẹp gần nhà.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận liên tiếp các ca bị đột quỵ. So với năm ngoái, mùa Đông năm nay số ca đột quỵ nhập viện đang gia tăng.
VTV.vn - Theo báo cáo, nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi tại Đồng Nai chiếm 12%, CDC Đồng Nai đề xuất mở rộng tiêm vaccine phòng sởi cho nhóm đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.
VTV.vn - Việc sở hữu một gương mặt thon gọn, thanh tú, hài hòa đường nét là mơ ước của các chị em. Không ai sinh ra đã được “trời ban” cho vẻ đẹp hoàn hảo, vậy đâu là giải pháp?
VTV.vn - Cụ bà 85 tuổi, ở Hà Nội, nhập viện trong tình trạng bị viêm phúc mạc toàn thể do thủng ổ loét dạ dày tá tràng được đưa đến cấp cứu muộn.
VTV.vn - Theo báo cáo từ Trung tâm Y tế TP Biên Hòa (Đồng Nai), trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận trường hợp bệnh nhi 12 tuổi tại phường Long Bình Tân mắc bệnh não mô cầu.
VTV.vn - Chỉ chưa đầy một tuần (từ ngày 14-18/12), trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã liên tiếp ghi nhận 5 bệnh nhi bị đa chấn thương do nổ pháo tự chế.
VTV.vn - Trong nhiều thế kỷ, rong biển chứa fucoidan đã được đánh giá cao vì đặc tính dinh dưỡng và trị liệu của chúng.
VTV.vn - Care For Việt Nam tham gia chương trình khám sàng lọc, phát hiện sớm, tư vấn đái tháo đường và tặng quà cho hơn 1.000 người dân tại 3 tỉnh Lào Cai, Nghệ An và Hà Nội.
VTV.vn - Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và Tạo hình - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận bệnh nhân nam 72 tuổi, bị chó cắn vào vùng mặt đứt rời phần môi dưới.
VTV.vn - Thời gian gần đây, tình trạng người bệnh bị xuất huyết não nhập viện tăng cao tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ).
VTV.vn - Một nghiên cứu của Đại học Michigan Mỹ đã tính toán chính xác thời gian mà các loại thức ăn nhanh phổ biến có thể làm giảm tuổi thọ của con người.
VTV.vn - Nghe nói ăn lá lộc mại chữa được táo bón, người phụ nữ 49 tuổi, ở Thu Cúc, Tân Sơn, Phú Thọ đã lấy lá về cuốn thịt lợn ăn.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhi H.Đ.K. (13 tháng tuổi, trú tại Yên Thành, Nghệ An) bị bỏng nước sôi bàn tay trái, kèm tình trạng nhiễm khuẩn.