
Tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Miện, mỗi ngày có tới hơn 300 bệnh nhân đến khám, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài các bệnh nhân lớn tuổi đến khám liên quan đến các bệnh lý về tim mạch, số trẻ dưới 6 tuổi đến khám chiếm hơn 20%.Từ đấu năm đến nay, Trung tâm đã ghi nhận 18 trẻ mắc cúm mùa, 13 trẻ mắc thủy đậu và 12 trẻ mắc tiêu chảy cấp, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.
Những ngày qua, đa số bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi Hải Dương, chủ yếu mắc các bệnh lý về hô hấp như viêm phổi, phế quản, viêm mũi họng. Hiện tại, Khoa Hô hấp còn gần 70 bệnh nhi điều trị. Đối với bệnh truyền nhiễm cũng xuất hiện nhiều hơn, tại Khoa Truyền nhiễm đang điều trị cho gần 40 trẻ, trong đó chủ yếu nhiễm cúm.
Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 114 trẻ mắc thủy đậu, 60 mắc tay chân miệng, sốt phát ban nghi sởi 1 ca…
Thạc sĩ Cao Xuân An, Trưởng khoa Bệnh truyền nhiễm - Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khuyến cáo: Thời tiết giao mùa thuận lợi cho nhiều bệnh truyền nhiễm phát sinh gây dịch.
Điển hình là bệnh cúm, bệnh do virus gây ra và thường có 4 loại là virus cúm A, B, C và D, trong đó cúm A, cúm B thường gây bệnh cho người. Nguồn chứa virus cúm bao gồm cả người bệnh và người mang virus cúm nhưng không có triệu chứng, virus cúm chủ yếu lây truyền qua các giọt bắn hô hấp khi ho và hắt hơi. Sự lây truyền qua không khí và tiếp xúc qua các vật thể trung gian hay bề mặt bị nhiễm virus cũng có thể xảy ra. Một số biến chứng nặng của nhiễm cúm có thể gặp như hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), viêm màng não, viêm não… tình trạng này làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe đã có từ trước như hen và bệnh tim mạch.
Ngoài bệnh cúm, bệnh sởi cũng có nguy cơ xuất hiện nhiều. Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus sởi gây ra. Nguồn chứa tác nhân gây bệnh là người đang mắc sởi, kể cả giai đoạn sởi chưa có triệu chứng hay giai đoạn sởi đã thoái lui. Bệnh lây theo đường hô hấp qua các giọt bắn, giọt nhỏ dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh hoặc cũng có thể qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua bàn tay bị ô nhiễm với các dịch tiết đường hô hấp có chứa mầm bệnh.
Tiêm vaccine sởi là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh. Ngoài ra, để phòng tránh nguy cơ bùng phát dịch sởi, cần có kiến thức tự phòng bệnh. Bên cạnh đó, cần tiêm vaccine sởi cho phụ nữ ở độ tuổi mang thai và những người dân trong cộng đồng chưa có kháng thể chống sởi giúp giảm số người mắc, phòng lây nhiễm bệnh sởi...
Cùng với các bệnh cúm, bệnh sởi, nhiều bệnh truyền nhiễm khác như: thủy đậu, tay chân miệng…; các bệnh về đường tiêu hóa, khi thời tiết chuyển mùa trẻ rất dễ nhiễm bệnh do phần lớn trẻ nhỏ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu. Trẻ khi mắc bệnh dễ diễn biến nặng hơn người lớn.
Để chủ động phòng tránh bệnh khi thời tiết chuyển mùa, các bậc phụ huynh cần chú ý thực hiện các biện pháp sau đối với trẻ, đó là: Dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ theo lứa tuổi, thực phẩm được chế biến phù hợp, vệ sinh. Vệ sinh cá nhân hằng ngày, giữ ấm cơ thể cho trẻ. Tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh theo đúng lịch, đặc biệt với trẻ em. Tránh cho trẻ tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, bệnh truyền nhiễm. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời, tránh tự ý mua thuốc điều trị.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 13/2025.
VTV.vn - Bệnh viện Mắt Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi 9 tuổi (dân tộc H’Mông, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) trong tình trạng mắt trái bị rách góc mi trong.
VTV.vn - Bệnh viện Vũng Tàu vừa điều trị thành công cho sản phụ có tình trạng mạch máu tiền đạo trong thai kỳ và đón thành công bé gái nặng 3kg chào đời khỏe mạnh.
VTV.vn - Khoa Ngoại Tiêu hóa, BVĐK Hồng Ngọc liên tục tiếp nhận nhiều ca cấp cứu mất máu nghiêm trọng do bệnh trĩ, căn bệnh vốn được coi là lành tính, không đe dọa tính mạng.
VTV.vn - Thời tiết diễn biến thất thường làm cho vi khuẩn, virus thuận lợi phát triển, làm cho các thức ăn dễ bị hư, nhiễm khuẩn khiến trẻ nhập viện do bị tiêu chảy tăng.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định vừa chẩn đoán chính xác ca bệnh hiếm xơ cứng bì cho nam bệnh nhân 61 tuổi.
VTV.vn - Đây là trường hợp tử vong do bệnh dại thứ 2 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận từ đầu năm đến nay.
VTV.vn - Tổ chức Y tế thế giới xếp bệnh giun rồng vào nhóm bệnh nhiệt đới bị lãng quên và là một trong những bệnh ký sinh trùng được ưu tiên loại trừ trên phạm vi toàn cầu.
VTV.vn - Trong tuần qua (từ ngày 21/3 đến ngày 28/3), Hà Nội ghi nhận 189 trường hợp sởi tại 28 quận, huyện.
VTV.vn - Theo TS. BS. Phan Bích Nga (Trưởng Khoa khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em - Viện dinh dưỡng Quốc gia), tình trạng thấp còi ở trẻ chủ yếu là do thiếu kiến thức về dinh dưỡng.
VTV.vn - Phụ nữ hiện đại luôn dành nhiều sự quan tâm cho vấn đề sức khỏe sắc đẹp, tuổi tác. Một giải pháp chống lão hóa, duy trì sức khỏe và sắc đẹp đó chính là bổ sung NMN.
VTV.vn - Bệnh nhân nam, 74 tuổi, trú tại Hà Nội, nhập viện trong tình trạng hôn mê, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.
VTV.vn - Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh, song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
VTV.vn - Thời đại công nghệ bùng nổ, những chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng và màn hình trò chơi điện tử đã trở thành "người bạn thân" của hàng triệu trẻ em.
VTV.vn - Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai ghi nhận 4 ổ dịch chó dại tại 3 xã của huyện Long Thành và 1 xã của huyện Cẩm Mỹ.