10 người, mỗi người một nhiệm vụ, người vo gạo, người nhặt rau, người nhóm bếp… Họ phải chuẩn bị xong bữa sáng trước 5h để chuyển đi. Chưa kịp nghỉ ngơi, mọi người lại hối hả chuẩn bị cho bữa trưa.
Trưa nay, bếp ăn phục vụ gần 200 suất cơm gồm: thịt gà, rau củ, thịt lợn luộc, canh… cho các bệnh nhân và đội ngũ y bác sĩ, đặc biệt chuẩn bị thêm 15 suất cháo cho các bệnh nhi. Cô Vũ Thị Nhã (60 tuổi) bếp trưởng chia sẻ: "Mỗi ngày tôi phải nghĩ xem ăn gì cho đủ chất, đảm bảo vệ sinh và thay đổi thực đơn liên tục sao cho bệnh nhân ngon miệng nhất".
Hơn nữa, trong khu điều trị còn có các bệnh nhi nhỏ tuổi và một sản phụ vừa sinh là những trường hợp cần lưu ý. Các cháu nhỏ có thể ăn cháo hoặc cơm, còn sản phụ nếu cần ăn gì các bác sĩ sẽ báo ra ngoài để bếp chuẩn bị - cô Nhã thông tin thêm.
Cô Nhã đã nhiều đêm phải ngủ lại bếp ăn để kịp chuẩn bị nguyên liệu cho các bữa ăn ngày hôm sau.
Trong khu bếp dã chiến, đa phần là các cô, các bác trung niên, thậm chí có người gần 70 tuổi, nhưng vẫn hăng say làm việc không quản ngày đêm. Bác Hào (68 tuổi) mặc cho gia đình ngăn cản, đều đặn 6h sáng bác vẫn đạp xe 3km đến khu bếp ăn, tối 8h mới lọ mọ ra về. Bác tâm sự: "Mấy ngày đầu còn bị lạc đường, tuổi cao mắt lại kém, người nhà ai cũng phản đối việc tôi đi làm ở bếp ăn, nhưng vì tinh thần chống dịch, tôi vẫn quyết tâm phục vụ bệnh nhân, phục vụ các thầy thuốc".
Thực đơn mỗi ngày sẽ được thay đổi liên tục đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân.
"Sau quãng thời gian dài làm việc với cường độ liên tục, có người lả đi vì kiệt sức, nhưng cũng chỉ nghỉ ngơi trong chốc lát, uống tạm hộp sữa rồi lại tiếp tục công việc đang dang dở" - bác Hào kể thêm.
Một suất ăn cơ bản đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân.
Ngoài những người đã làm việc lâu năm, còn có các sinh viên và một vài y bác sĩ tình nguyện tham gia vào căn bếp này.
Chị Hoa hiện đang công tác tại Khoa Điều dưỡng nhưng vì chưa phải điều động vào khu vực cách ly, nên chị tình nguyện tham gia bếp ăn phục vụ chống dịch.
Sinh viên đóng gói các phần thức ăn cho mỗi suất ăn.
Chị Hoa tâm sự: "Dịch bệnh khiến thực phẩm khan hiếm hơn và giá cả cũng leo thang, thế nhưng bếp ăn vẫn cố gắng hết sức để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho bệnh nhân và đội ngũ y bác sĩ".
Khi những suất cơm trưa vừa chuyển đi, họ lại vội vã dọn dẹp và chuẩn bị nguyên liệu cho bữa chiều, chỉ khi công việc tạm ổn mới tranh thủ ăn vội bát cơm, lúc này kim đồng hồ cũng đã điểm 2h.
Các suất ăn được xếp ngay ngắn lên bàn để kiểm đếm lại số lượng.
Dù chẳng một phút được nghỉ ngơi, thế nhưng ai nấy đều vui vẻ vừa làm vừa trò chuyện. Cô Nhã trải lòng: "Vì cộng đồng mà chúng tôi quên đi những mệt mỏi, nghe tin có 3 bệnh nhân vừa điều trị khỏi bệnh, ai nấy như được tiếp thêm sức lực".
Những suất cơm tối vừa chuyển đi, nhiệm vụ của một ngày đã hoàn thành, họ lại cùng nhau sơ chế đồ ăn, chuẩn bị nguyên liệu, lên thực đơn cho ngày hôm sau. Một ngày dài của những người đứng bếp khép lại khi đồng hồ đã gần sang một ngày mới.
Các suất ăn được đưa lên xe chuẩn bị vận chuyển vào bệnh viện phục vụ các bệnh nhân.
Đêm nay, căn bếp dã chiến lại "không ngủ" tất bật chuẩn bị những suất ăn đặc biệt cho những người trong tâm dịch. Một công việc có lẽ là khá vất vả đối với những người ở lứa tuổi trung niên, nhưng chẳng ai than phiền hay kêu mệt, họ vẫn luôn cố gắng nỗ lực để góp chút sức lực nhỏ bé vào công cuộc chống dịch COVID-19.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Trong năm qua, nhiều cơ sở điều trị đã báo động về một bệnh giun đũa của loài chó lây sang người: bệnh ấu trùng giun đũa chó (Toxocara Canis).
VTV.vn - Đó là cơ sở gắn biển hiệu "Đông Y Hồng Lý" tại địa chỉ số 517 Bình Thành, Khu phố 2, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân.
VTV.vn - Dịp cận Tết Nguyên đán là thời điểm các dịch bệnh dễ bùng phát, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa.
VTV.vn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận bé trai 4 tuổi, trú tại tỉnh Bình Phước, đến khám và nhập viện vì tình trạng táo bón kéo dài.
VTV.vn - Tim, gan, giác mạc và thận được hiến từ người phụ nữ 63 tuổi chết não đã được lấy và ghép cho các người bệnh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Chợ Rẫy.
VTV.vn - Tại tỉnh Khánh Hòa, trong vòng chưa tới 1 tháng, có 3 trường hợp bị thương nặng do tự chế pháo nổ phải vào bệnh viện điều trị.
VTV.vn - Tất cả 4 nạn nhân nặng vụ phóng hoả tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng đã tự thở tốt và đang trong quá trình hồi phục.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024.
VTV.vn - Nghĩ rằng mật cá trắm có công dụng tốt cho sức khỏe, 2 người đàn ông khi mua cá trắm từ chợ về làm thịt đã lấy mật cá trắm uống.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản cảnh báo người dân không mua bán, sử dụng 2 loại thuốc giả là Clorocid TW3 và Tetracyclin TW3.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, tình hình dịch sởi trên địa bàn còn diễn biến phức tạp, đến ngày 30/12, toàn tỉnh ghi nhận hơn 7.000 ca mắc, trong đó có 3 ca tử vong.
VTV.vn - Tai nạn xảy ra khi người đàn ông này điều khiển xe cuốc rẫy và va chạm với tổ ong vò vẽ, khiến đàn ong bay vào đốt ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành công văn gửi các đơn vị trực thuộc về việc đảm bảo công tác y tế trong dịp nghỉ Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
VTV.vn - Trái tim, lá gan, 2 quả thận được hiến của người phụ nữ đã được các bác sĩ tiến hành ghép cho 4 người bệnh.
VTV.vn - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm do tự ý điều trị bệnh gout tại nhà.