
Theo các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Đức Giang (Hà Nội), nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra.
Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa hay khi môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối…cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát. Cho đến nay, chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.
Triệu chứng
Người bệnh có biểu hiện chính là mắt đỏ và có ghèn, thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai, cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát trong mắt, mắt nhiều dử. Buổi sáng ngủ dậy, hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt, dử mắt có thể có màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh.
Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, nổi cộm, chảy nước mắt. Một số trường hợp viêm kết mạc có giả mạc (giả mạc là lớp màng dai trắng khi lật mi lên mới thấy) thường lâu khỏi hơn các trường hợp khác.
Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai.
Thông thường người bệnh vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không bị suy giảm nhưng nếu để bệnh nặng, mắt người bệnh có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc… thì hậu quả sẽ lớn hơn.
Đường lây bệnh
Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua:
- Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều virus.
- Cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại; đồ vật, đồ dùng cá nhân của người bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt… Dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối.
- Sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi.
- Thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng.
Cách phòng bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ thường lành tính, ít để lại di chứng. Tuy nhiên, bệnh thường gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và lao động. Có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh.
Mầm bệnh có khả năng sống ở môi trường bình thường trong vài ngày và người bệnh vẫn có thể là nguồn lây bệnh sau khi đã khỏi bệnh một tuần.
Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh và cách ly với người bệnh. Các biện pháp cụ thể mọi người cần thực hiện như sau:
Khi không có dịch:
- Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
- Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt.
- Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày.
- Không dùng tay dụi mắt.
- Khi đang có dịch đau mắt đỏ:
Ngoài việc luôn thực hiện các biện pháp trên, cần lưu ý thực hiện thêm các biện pháp sau:
- Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối.
- Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt.
- Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt.
- Hạn chế đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh.
- Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi.
Cách xử trí khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ:
- Lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần/ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.
- Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.
- Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.
- Những trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh.
- Khi bị đau mắt, thông thường sẽ bị 1 bên mắt trước, cần cẩn thận để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, dử và nước mắt chảy ra.
- Tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh, ngủ riêng.
- Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu...
- Khi có dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ phải đến cơ sở y tế để khám, được tư vấn và điều trị.
- Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Tối 23/4, Sở Y tế tỉnh Yên Bái có thông cáo báo chí về trường hợp F1, là chuyên gia người Ấn Độ dương tính với SARS-CoV-2.
VTV.vn - Việc triển khai thí điểm đặt lịch khám, chữa bệnh trực tuyến sẽ thực hiện tại một số bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế.
VTV.vn - Vụ cháy nghiêm trọng đã xảy ra sáng sớm nay tại một bệnh viện ở ngoại ô thành phố Mumbai, Ấn Độ.
VTV.vn - Số liệu mới từ Bộ Y tế Campuchia cho thấy, nước này phát hiện thêm 654 ca dương tính COVID-19 trong cộng đồng.
VTV.vn - Đây là đề xuất mà Nhóm đặc trách liên bộ về COVID-19 của Singapore đưa ra tại cuộc họp báo trực tuyến hôm qua trong bối cảnh liên tục ghi nhận ca nhiễm cộng đồng.
VTV.vn - Đây là nội dung Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tại cuộc làm việc với ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 ở TP Hồ Chí Minh vào sáng 23/4.
VTV.vn - Một bé trai 2 tuổi đã phải nhập viện sau khi cha mẹ em phát hiện con đi ngoài ra phân đen. Các bác sĩ vô cùng sốc khi phát hiện nhiều vật thể kim loại bên trong dạ dày bé.
VTV.vn - Sắp bước vào mùa nắng nóng, nền nhiệt cao, đi kèm với đó là sự gia tăng không nhỏ các bệnh lý về da mùa nóng, trong đó, có bệnh ung thư da.
VTV.vn - Chương trình tư vấn trực tuyến về phương pháp mới trong điều trị chấn thương thể thao được phát trực tiếp trên Báo điện tử VTV vào lúc 20h ngày 23/4.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh vừa tiếp nhận bệnh nhân T.H., 27 tuổi, nhập viện vì khối u rất to, chiếm toàn bộ ổ bụng.
VTV.vn - Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhi 8 tuổi ở Cần Thơ được chuyển đến với chẩn đoán rối loạn nhịp tim, theo dõi ngộ độc MetHemoglobin.
VTV.vn - Nhóm nghiên cứu của trường Đại học Kobe (Nhật Bản) đã bắt đầu thử nghiệm sử dụng công nghệ mạng 5G để thực nghiệm ca phẫu thuật từ xa thông qua robot Hinotori.
VTV.vn - Biến thể virus SARS-CoV-2 được phát hiện lần đầu tiên ở Anh có thể đến từ những chú chó - một nghiên cứu từ các nhà khoa học Trung Quốc cho hay.
VTV.vn - Bệnh viện Nhân dân 115 vừa phẫu thuật cho bệnh nhân bị đau bụng và có khối sưng đau vùng chậu bẹn bên phải, trước đó đã đi khám và điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi.
VTV.vn - Lần đầu tiên tại Việt Nam, những tiến bộ mới trong điều trị chấn thương thể thao đã được triển khai, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và bảo toàn chức năng vận động.