Nhiễm khuẩn sau sinh là mối lo của rất nhiều sản phụ sau khi vượt cạn bởi nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, nhiễm khuẩn sau sinh có thể gây biến chứng nặng, gây nguy hiểm cho sản phụ.
Theo bác sĩ Phạm Thị Nha - Khoa Sản, Bệnh viện đa khoa huyện Krông Bông (Đắk Lắk): "Nhiễm khuẩn sau sinh là nhiễm khuẩn xảy ra trong thời kỳ hậu sản, tức trong vòng 42 ngày sau sinh. Nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục và thâm nhập vào cơ thể người phụ nữ bằng cách ngược dòng âm đạo".
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm khuẩn sau sinh như sót nhau, bế sản dịch hoặc trước đó bệnh nhân bị viêm phần phụ mà chưa được điều trị; quá trình sinh con và làm thủ thuật trong môi trường không vô khuẩn; trang thiết bị y tế không đảm bảo vô cùng, vệ sinh âm đạo của sản phụ sau sinh kém; sau đẻ non, đẻ thai lưu; tiền sử sản phụ từng sảy, nạo, hút thai nhiều lần… Ngoài ra, trong quá trình sinh con, nếu ối vỡ sớm và việc chuyển dạ lâu cũng sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào cơ thể phụ nữ.
Cũng theo bác sĩ Nha, từ đầu năm 2018 đến nay, bệnh viện khám và điều trị cho 4 trường hợp bị nhiễm khuẩn sau sinh. Trong đó có 1 trường hợp là người H’Mông bị nhiễm khuẩn sau sinh do sinh tại nhà, các dụng cụ đỡ đẻ không được vô trùng.
Nói về trường hợp này, bác sĩ Nha cho biết: "5 ngày sau đẻ, bệnh nhân bị sốt cao liên tục, đau bụng. Sau khi thăm khám, siêu âm, làm các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ chẩn đoán: bệnh nhân bị nhiễm khuẩn sau sinh do bị nhiễm trùng trong quá trình sinh con. Nhờ được phát hiện bệnh sớm, điều trị tích cực sau 4 ngày, bệnh nhân ổn định, không còn tình trạng sốt và đau bụng".
Nhiễm khuẩn sau sinh nếu nhẹ chỉ bị nhiễm khuẩn ở phía ngoài đường sinh dục, trong tử cung. Còn nếu nặng hơn nữa vi khuẩn có thể xâm nhập qua tử cung, vào ổ bụng gây viêm phúc mạc, lúc này vi khuẩn xâm nhập qua đường máu để vào máu và đưa đến tình trạng nhiễm trùng huyết, cả hai biến chứng này rất nặng và nguy hiểm cho tính mạng của sản phụ.
Các dạng nhiễm khuẩn sau sinh thường gặp là nhiễm khuẩn tầng sinh môn, nhiễm khuẩn âm hộ, nhiễm khuẩn âm đạo, cổ tử cung… Nếu bị nhiễm khuẩn ở vùng tầng sinh môn sẽ làm cho âm hộ phù nề, sưng to, vết khâu ở tầng sinh môn có mủ. Còn trường hợp nhiễm khuẩn ở tử cung thì ra nhiều dịch có mùi hôi thối, thậm chí ra máu. Sốt cao trên 39 độ C.
Để phòng tránh nhiễm khuẩn sau sinh, bác sĩ Nha khuyến cáo:
- Phụ nữ trước khi dự định mang thai, cần phải khám sức khỏe và khám phụ khoa nếu có viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục ngoài thì điều trị ổn định rồi mới được mang thai.
- Trong khi có thai cần lưu ý khám thai định kỳ và điều trị những ổ viêm nhiễm nếu có, giữ vệ sinh sạch sẽ vùng kín, đặc biệt là những ngày gần sinh con.
- Sau sinh, cần vệ sinh vùng kín bằng nước sạch, tránh thụt rửa âm đạo, nên thay quần lót thường xuyên, kiêng quan hệ tình dục sau sinh.
- Dùng băng gạc vô trùng để thấm dịch chảy ra từ âm đạo, giữ cho vùng kín luôn khô ráo.
- Không nên dùng các loại giấy hoặc khăn ướt có mùi thơm để lau vùng kín.
- Sau sinh, sản phụ cũng không nên nằm nhiều trên giường mà nên vận động nhẹ nhàng ngay sau sinh tránh được tình trạng bế sản dịch, giúp sản dịch lưu thông tốt, hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
- Nếu sản phụ thấy các triệu chứng sốt, ra máu, hay ra sản dịch nhiều có mùi hôi thì nên đến ngay cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn -Tiến si Dương Mạnh Chiến, chuyên gia về phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ đã nghiên cứu và phát triển phương pháp tái tạo ngực đột phá, mang lại hiệu quả vượt trội trong 30 phút
VTV.vn - Thời tiết đang trong những ngày giá lạnh, nhiệt độ thấp và không khí lạnh kéo dài là tác nhân khiến nhiều bệnh lý gia tăng, đặc biệt là đột quỵ.
VTV.vn - Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn kháng trị nhờ áp dụng kỹ thuật ECMO (tim phổi nhân tạo).
VTV.vn - Các bác sĩ Khoa Ung bướu 2, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 12 tuổi, mắc ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa tiếp nhận điều trị cho một trường hợp bé gái bị viêm màng não.
VTV.vn - Khoảng 3 tuần trước khi nhập viện, bé gái 2 tháng tuổi, dân tộc Mông, ở Văn Chấn, Yên Bái xuất hiện dấu hiệu ban đầu với ban sẩn đỏ rải rác ở vùng mông.
VTV.vn - Đó là chỉ đạo của PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cũng như tinh thần của toàn thể các chuyên gia đầu ngành, y bác sĩ bệnh viện.
VTV.vn - Người phụ nữ 25 tuổi, ở Hà Nội, bị biến dạng mũi, thủng mũi do căng chỉ nâng mũi sau 3 tháng thực hiện tại một cơ sở làm đẹp gần nhà.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận liên tiếp các ca bị đột quỵ. So với năm ngoái, mùa Đông năm nay số ca đột quỵ nhập viện đang gia tăng.
VTV.vn - Theo báo cáo, nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi tại Đồng Nai chiếm 12%, CDC Đồng Nai đề xuất mở rộng tiêm vaccine phòng sởi cho nhóm đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.
VTV.vn - Việc sở hữu một gương mặt thon gọn, thanh tú, hài hòa đường nét là mơ ước của các chị em. Không ai sinh ra đã được “trời ban” cho vẻ đẹp hoàn hảo, vậy đâu là giải pháp?
VTV.vn - Cụ bà 85 tuổi, ở Hà Nội, nhập viện trong tình trạng bị viêm phúc mạc toàn thể do thủng ổ loét dạ dày tá tràng được đưa đến cấp cứu muộn.
VTV.vn - Theo báo cáo từ Trung tâm Y tế TP Biên Hòa (Đồng Nai), trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận trường hợp bệnh nhi 12 tuổi tại phường Long Bình Tân mắc bệnh não mô cầu.
VTV.vn - Chỉ chưa đầy một tuần (từ ngày 14-18/12), trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã liên tiếp ghi nhận 5 bệnh nhi bị đa chấn thương do nổ pháo tự chế.
VTV.vn - Trong nhiều thế kỷ, rong biển chứa fucoidan đã được đánh giá cao vì đặc tính dinh dưỡng và trị liệu của chúng.