
Nguyên nhân phụ nữ trầm cảm sau sinh
Theo Ths.Bs Trần Thị Mai Thy, Khoa Nội thần kinh - Bệnh viện Quốc tế City, có 2 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm sau sinh:
Thay đổi về mặt sinh học của phụ nữ sau sinh: trong thời kỳ mang thai, nồng độ cao của các hormone estrogen và progestergon tăng cao và ổn định, sau sinh các hormone này giảm một cách đột ngột. Ngoài ra, còn có các hormone tuyến giáp thyroid cũng giảm làm cho phụ nữ sau sinh cảm thấy mệt mỏi, chậm chạp, mất năng lượng. Những thay đổi của hormone là một phần nguyên nhân gây nên trầm cảm của phụ nữ sau sinh
Thay đổi về mặt tâm lý xã hội: phụ nữ sau sinh thường cảm thấy áp lực về chăm sóc con, bản thân có chăm con tốt được hay không cũng như họ thường xuyên bị mất sức khỏe do thức khuya, mất ngủ do chăm con. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ sau sinh đều bị trầm cảm.
Yếu tố nguy cơ khác:
- Người mẹ có tiền sử trầm cảm
- Rối loạn lưỡng cực
- Gia đình có người bị trầm cảm hoặc rối loạn cảm xúc khác
- Trong thời kỳ mang thai phải chịu các áp lực, stress khi mang thai, sang chấn, thai kỳ không mong muốn, những vấn đề về kinh tế...
Dấu hiệu nhận biết ở phụ nữ bị trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh diễn biến từ mức độ nhẹ đến nặng nề hơn:
Ở giai đoạn nhẹ hay gọi là hôi chứng trầm buồn sau sinh, phụ nữ chỉ cảm thấy buồn bã, ủ rũ, thiếu ngủ. Giai đoạn này sẽ nhanh chóng qua đi từ sau 2 ngày đến 2 tuần.
Ở giai đoạn nặng cũng có các triệu chứng như trên nhưng mức độ nặng nề và có thể kéo dài hơn. Đặc biệt là phụ nữ cảm thấy tội lỗi sau sinh, lú lẫn, mất định hướng, ảo giác hay có các ý tưởng về hành vi hành hạ bản thân và đứa bé. Ở giai đoạn này người mẹ có thể hành hạ bản thân, tự sát hay sát hại đứa bé. Đây là giai đoạn báo động khẩn cấp để đưa người mẹ đến bệnh viện điều trị kịp thời.
Hậu quả của trầm cảm sau sinh
Đối với người phụ nữ sẽ bị tổn hại về thể chất, tinh thần, k có sự gắn kết với đứa trẻ và trẻ bị thiếu hụt về dtheer chất và tinh thần. Nghiên cứu về những đứa trẻ có mẹ bị trầm cảm sau sinh cho thấy: những đứa trẻ này thường hay quấy khóc, chậm tăng cân, giai đoạn sau chậm phát triển về ngôn ngữ, lớn hơn có thể bị tăng động, trầm cảm và lo âu. Đặc biệt là người chồng cũng có nguy cơ bị trầm cảm sau này.
Hậu quả nặng nề nhất của trầm cảm sau sinh là hành vi làm hại bản thân làm hại đứa trẻ.
Điều trị trầm cảm ở phụ nữ sau sinh
Để điều trị trầm cảm, cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau: liệu pháp tâm lý, liệu pháp hormon, thuốc chống trầm cảm.
Liệu pháp tâm lý bao gồm tâm lý cá nhân hoặc tâm lý nhóm là một phương pháp điều trị có hiệu quả. Đây là liệu pháp được chọn lựa đầu tiên vì không cần sử dụng đến thuốc, không sợ ảnh hưởng đến trẻ nếu bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.
Liệu pháp hormone bao gồm sử dụng estrogen thay thế đôi khi có hiệu quả đối với trầm cảm sau sinh. Hormone estrogen được sử dụng kết hợp với thuốc chống trầm cảm.
Đối với những trường hợp nặng, bà mẹ không thể chăm sóc được bản thân mình và con thì cần sử dụng thuốc chống trầm cảm nhưng cần phải lưu ý nếu nuôi con bằng sữa mẹ thì cần phải có sự cân nhắc giữa lợi ích của việc dùng thuốc điều trị với tác dụng phụ nếu tiếp tục cho con bú và phải có sự theo dõi sát của bác sĩ chuyên khoa.
Phòng tránh trầm cảm sau sinh
Phụ nữ sau sinh cần phải nghỉ ngơi đầy đủ, thường xuyên đi ra ngoài ánh sáng mặt trời, ăn uống đủ chất, không được kiêng khem dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Tự giải tỏa áp lực cho bản thân về vấn đề chăm sóc con.
Ngoài ra, có thể tâm sự với một ai đó về những cảm xúc của mình, tìm người giúp đỡ để chăm sóc con, làm việc nhà và những việc vặt để bản thân có thể nghỉ ngơi. Hãy học hỏi kinh nghiệm chăm sóc con cái từ người thân, bạn bè hay sách vở để không áp lực trong việc chăm sóc con...
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Qua xét nghiệm sàng lọc, CDC Hải Dương phát hiện nữ sinh T.T.M (trú phường Ngọc Châu, TP Hải Dương) nghi dương tính SARS-CoV-2.
VTV.vn - Thời gian trước và sau Tết Nguyên đán, Bệnh viện Nhi đồng 2 liên tiếp nhận các trường hợp xuất huyết âm hộ ở các bé gái từ 7 đến 10 tuổi do bị sa niêm mạc niệu đạo.
VTV.vn - Giới khoa học đã tìm ra bằng chứng cho thấy: Người đã từng nhiễm 501Y.V2, biến chủng được ghi nhận tại Nam Phi, sẽ có thể có đề kháng mạnh mẽ đối với các biển chủng khác.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa điều trị thành công cho nam bệnh nhân 71 tuổi, bị hội chứng Leriche.
VTV.vn - Mỹ tuyên bố ngừng thử nghiệm truyền huyết tương của người mắc COVID-19 đã khỏi cho bệnh nhân COVID-19 vì kết quả sơ bộ cho thấy phương pháp này không có hiệu quả.
VTV.vn - Sáng 4/3, Bệnh viện Nhi Trung ương có thông báo về tình trạng sức khỏe của bé gái rơi từ tầng 13 chung cư tại Hà Nội.
VTV.vn - Thời điểm này, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai bắt đầu xuất hiện các ca cấp cứu do ngộ độc nấm từ các địa phương chuyển đến
VTV.vn - Thông tin từ Bệnh viện 199 (Bộ Công An), bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân cao tuổi bị nhiễm giun nghiêm trọng.
VTV.vn - Các nhà khoa học thuộc Đại học Ben Gurion (BGU), Israel, cho biết đã phát triển thành công phương pháp xét nghiệm nhanh có chi phí thấp nhằm phát hiện 2 biến chủng mới.
VTV.vn - Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi Việt Nam cảnh giác với khả năng lây nhiễm của cúm A (H5N8) sang người.
VTV.vn - Hơn 10.000 người tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia, đã được cách ly, sau khi số ca mắc COVID-19 và những địa điểm liên quan đến "sự cố cộng đồng ngày 20/2" tiếp tục tăng.
VTV.vn - Đây là các mẫu được lấy tại 13 cơ sở kinh doanh các mặt hàng ngoại nhập, được nhập khẩu từ nước đang có dịch COVID-19.
VTV.vn - Một vụ nổ đã xảy ra ở trung tâm xét nghiệm COVID-19 tại thị trấn Bovenkarpsel, Hà Lan. Cảnh sát cho biết không có thương vong trong vụ nổ.
VTV.vn - Sáng 4/3, Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19, vẫn đang có 2.482 bệnh nhân được điều trị.
VTV.vn - Nhóm nghiên cứu Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) đang sớm hoàn thành quá trình thử nghiệm vaccine COVIVAC để dự kiến ngày 23/3 sẽ thử nghiệm giai đoạn 1 trên người.