Đặc tính nổi bật nhất của bệnh lý rối loạn giảm chú ý - tăng động là trẻ thường gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh sự tập trung, khó kiểm soát những hành động thái quá, hay phấn khích, kích động... Các rối loạn này thường gây hậu quả nặng nề đến học tập, làm việc và quan hệ xã hội của trẻ.
Một phân tích tổng hợp từ 175 nghiên cứu trên toàn thế giới về tỷ lệ mắc ADHD ở trẻ em dưới 18 tuổi cho thấy: tỷ lệ mắc hội chứng giảm chú ý - tăng động trên toàn cầu khoảng 7,2%. Trẻ nam có xu hướng mắc cao hơn trẻ nữ. Một khảo sát quốc gia tại Mỹ tiến hành trong 8 năm (2003 - 2011) cho thấy: cứ 11 trẻ trong độ tuổi từ 4 - 17 tuổi thì có 1 trẻ bị bệnh; trẻ nam bị bệnh cao gấp 2 lần trẻ nữ.
Theo bác sĩ Lê Trương Minh Tuyết, Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong thời đại hiện nay, việc trẻ em tiếp xúc với nhiều những nguồn thông tin khác nhau, không có tính chọn lọc, bảo vệ cũng như thiếu sự quan tâm từ các bậc cha mẹ đã khiến tình trạng bệnh của trẻ có xu hướng phức tạp và trầm trọng hơn.
Do vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm, kiên trì sẽ giúp trẻ cải thiện đáng kể tình trạng bệnh, sớm hòa nhập và làm chủ cuộc sống.
Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh
Áp dụng theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-TR-IV:
Giảm chú ý: có 6 (hoặc nhiều hơn) trong các triệu chứng sau của giảm chú ý, biểu hiện kéo dài ít nhất 6 tháng với mức độ làm trẻ thích ứng kém hoặc không phù hợp với mức phát triển tâm thần:
- Thường không thể chú ý kỹ lưỡng vào các chi tiết, hoặc phạm những lỗi do cẩu thả trong học tập, trong công việc hoặc trong các hoạt động khác.
- Thường khó khăn duy trì sự chú ý trong nhiệm vụ hoặc trong các hoạt động chơi.
- Thường biểu hiện dường như không lắng nghe những gì người khác nói trực tiếp với trẻ.
- Thường không thể làm theo toàn bộ những chỉ dẫn hoặc không hoàn thành bài tập, công việc trong gia đình, những nhiệm vụ ở nơi làm việc (không phải vì hành vi chống đối hoặc không hiểu được các chỉ dẫn).
- Thường khó khăn trong cách tổ chức công việc và các hoạt động.
- Thường tránh né, không thích hoặc miễn cưỡng thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi phải duy trì những nỗ lực tinh thần (như làm bài tập trường hoặc ở nhà).
- Thường đánh mất những vật dụng cần thiết (như vở bài tập ở trường, bút chì, sách, đồ chơi và các dụng cụ khác).
- Thường dễ bị sao nhãng bởi những kích thích bên ngoài.
- Thường quên các hoạt động hằng ngày.
Tăng hoạt động: có 6 (hoặc nhiều hơn) trong các triệu chứng của tăng hoạt động - xung động phải xuất hiện ít nhất 6 tháng với mức độ làm trẻ thích ứng kém hoặc không phù hợp với mức độ phát triển tâm thần.
- Tăng động:
Cử động chân tay liên tục hoặc không ngồi yên.
Rời khỏi chỗ trong lớp hoặc trong các tình huống khác mà cần phải ngồi yên một chỗ.
Thường chạy quanh hoặc leo trèo quá mức trong các tình huống mà điều đó là không thích hợp (ở thanh thiếu niên, có thể chỉ biểu hiện cảm giác bồn chồn).
Thường khó khăn trong khi chơi hoặc gặp khó khăn trong các hoạt động yêu cầu giữ yên lặng.
Thường hoạt động liên tục hoặc hoạt động như được "gắn động cơ".
- Xung động:
Thường buột miệng nói câu trả lời trước khi các câu hỏi được đặt ra hoàn chỉnh
Thường không thể khó khăn chờ đợi theo hàng hoặc chờ đến lượt trong các trò chơi lần lượt hoặc trong các tình huống sinh hoạt nhóm.
Thường ngắt lời hoặc xâm phạm vào vấn đề của người khác (Ví dụ: xen vào cuộc nói chuyện của người khác hoặc các trò chơi của trẻ khác).
Điều trị
Điều trị bằng hóa dược kết hợp với liệu pháp tâm lý.
Hóa dược
- Các thuốc này thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần gây nghiện có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương như Dextroamphetamine dùng cho trẻ em trên 3 tuổi và Methylphenidate cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên với liều lượng được khuyến cáo cho kết quả tốt và không có nguy cơ gây nghiện.
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng và nhóm ức chế chọn lọc tái hấp thu Serotonin: là lựa chọn thứ 2 sau các thuốc kích thích tâm thần cho những trường hợp kháng với các thuốc trên và kèm theo trầm cảm lo âu.
- Clonidine: là lựa chọn thứ 3 và đối với các trường hợp kèm rối loạn Tic, hội chứng Gille de la Tourette và có những hành vi gây hấn.
Liệu pháp tâm lý
Nếu chỉ áp dụng liệu pháp hóa dược sẽ hạn chế các kết quả mong muốn nên cần kết hợp nhiều phương thức khác. Trong đó liệu pháp tâm lý có vai trò quan trọng và xuyên suốt trong quá trình điều trị của trẻ. Bố mẹ cần có sự quan tâm đúng mực tới trẻ và tình trạng bệnh lý của trẻ để đem lại liệu quả cao nhất. Một số biện pháp mà các bậc cha mẹ có thể áp dụng cho trẻ:
- Luôn đưa ra các quy tắc cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn. Trẻ cần hiểu rõ, chính xác cha mẹ mong muốn gì ở mình.
- Hãy giao việc cho trẻ, điều này giúp trẻ có cảm giác về trách nhiệm và nâng cao lòng tự trọng của trẻ.
- Tập cho trẻ thói quen làm việc có kế hoạch. Cha mẹ hãy cùng trẻ lập kế hoạch, theo dõi và giúp đỡ trẻ hoàn thành kế hoạch.
- Tạo cho trẻ chú ý nghe nhìn khi bạn nói.
- Tạo ra sự quan tâm đúng mực tơi trẻ, tìm điểm mạnh để động viên kích lệ và điểm yếu để giúp đỡ trẻ hoàn thiện.
- Nên cho trẻ chơi trò chơi tĩnh đòi hỏi tư duy, tránh chơi game, trò bạo lực.
- Cho trẻ tham gia thể dục, thể thao theo sức khỏe và lứa tuổi của trẻ
- Luôn nhắc trẻ luật lệ, nội quy trước khi đến nơi công cộng.
- Thái độ luôn kiên trì, khi dứt khoát, đôi khi ra lệnh. Giao việc có phần thưởng tích cực mỗi khi trẻ làm một điều đúng đắn.
- Tránh đánh mắng trẻ.
Trẻ em vốn đáng yêu nhưng lại có tính tò mò, hiếu động nhưng lại rất dễ tổn thương. Tăng động giảm chú ý sẽ ảnh hướng đến sự phát triển sau này của trẻ. Vì vậy, mỗi bậc cha mẹ hãy dành cho con trẻ những yêu thương và quan tâm đúng mực, đồng hành cùng trẻ cả hiện tại và tương lai.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Tại tỉnh Khánh Hòa, trong vòng chưa tới 1 tháng, có 3 trường hợp bị thương nặng do tự chế pháo nổ phải vào bệnh viện điều trị.
VTV.vn - Tai nạn xảy ra khi người đàn ông này điều khiển xe cuốc rẫy và va chạm với tổ ong vò vẽ, khiến đàn ong bay vào đốt ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành công văn gửi các đơn vị trực thuộc về việc đảm bảo công tác y tế trong dịp nghỉ Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
VTV.vn - Trái tim, lá gan, 2 quả thận được hiến của người phụ nữ đã được các bác sĩ tiến hành ghép cho 4 người bệnh.
VTV.vn - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm do tự ý điều trị bệnh gout tại nhà.
VTV.vn - Vàng da bệnh lý không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nghiêm trọng đến hệ thần kinh của trẻ, thậm chí đe dọa tử vong.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một trẻ viêm cơ tim tối cấp, sốc tim nhờ kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO).
VTV.vn - Một thai nhi bị vỡ ối sớm, các bác sĩ đã buộc phải cho bé chào đời ở tuần 26, thai nhi còn lại tiếp tục được theo dõi trong bụng mẹ đến tuần thai 31 thì được mổ lấy thai.
VTV.vn - Trong quá trình thực hiện thủ thuật thẩm mỹ vùng kín tại một spa tư nhân, cô gái trẻ bị xuất huyết âm hộ trái, vào Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) cấp cứu.
VTV.vn - Các chuyên gia khuyên bạn thực hiện những điều sau để việc luyện tập trong mùa Đông luôn an toàn và hiệu quả.
VTV.vn - Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, tất cả bệnh nhân trong vụ ngộ độc tại Long Biên đã ổn định sức khoẻ và đang được cho ra viện.
VTV.vn - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng vừa tiếp nhận điều trị bệnh nhân nữ 69 tuổi, được chẩn đoán xuất huyết não trên bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ 67 tuổi, vào viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê, tím tái toàn thân, mạch không bắt được, huyết áp không có, ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn.
VTV.vn - Ngày 28/12 vừa qua, Hadoo tổ chức sự kiện ra mắt khóa học Huấn luyện viên Sức khỏe Chủ động.
VTV.vn - Sâu răng là vấn đề thường gặp ở răng sữa, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé. Nhiều mẹ chưa hiểu đúng nguyên nhân và cách bảo vệ răng sữa cho con.