![](https://cdn-images.vtv.vn/zoom/320_200/66349b6076cb4dee98746cf1/2025/02/13/1-27351988965649041404995-14861605474735682525514.webp)
Theo các chuyên gia y tế, sốt xuất huyết là bệnh gây ra do virus Dengue, lây truyền qua vết đốt của muỗi nhiễm bệnh. Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vaccine phòng ngừa, việc phát hiện và đến cơ sở y tế sớm để được chăm sóc y tế đúng cách có thể giảm tỷ lệ tử vong.
Riêng với phụ nữ mang thai, nếu bị sốt xuất huyết có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi. Do khi mang bầu, hệ miễn dịch của mẹ bị suy yếu tạo cơ hội cho virus phát triển mạnh khiến thai phụ bị sốt xuất huyết nghiêm trọng.
Ngoài ra, virus này còn có thể truyền từ mẹ sang thai nhi trong quá trình mang thai hoặc khi sinh. Một số biến chứng nguy hiểm xuất hiện trong thời gian mang thai và khi sinh do sốt xuất huyết gây ra, bao gồm: giảm tiểu cầu; sinh non, trẻ nhẹ cân; sảy thai; xuất huyết; tiền sản giật khi mang thai…
Đắk Lắk là địa phương hiện có tỷ lệ mắc sốt xuất huyết cao. Sốt xuất huyết thường bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài đến cuối năm, cao điểm là vào các tháng 7, 8, 9, 10. Do đó, để phòng bệnh, các biện pháp kiểm soát trung gian truyền bệnh, hạn chế muỗi đốt là phương pháp hữu hiệu nhất. Nếu không may nhiễm bệnh, thai phụ nên biết và thực hiện các biện pháp để giảm nguy cơ chuyển biến nặng cũng như nhận biết các dấu hiệu nặng để có can thiệp kịp thời.
Các bác sĩ chuyên khoa cho hay: Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai cũng tương tự như các bệnh nhân khác. Triệu chứng khá giống với cảm cúm, biểu hiện thường là sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, liên tục, khó hạ sốt, kéo dài từ 2-7 ngày, kèm theo đau đầu, sau đó nổi ban và có dấu hiệu chấm xuất huyết ngoài da.
Khi sốt xuất huyết diễn tiến nặng, sẽ có triệu chứng chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, cơ thể mất nước, khát nước, tiểu ít, đau bụng, nôn ói nhiều, tay chân lạnh, vật vã. Nặng hơn sẽ có biểu hiện choáng, mạch nhanh, huyết áp tụt.
Các dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết nặng thường bắt đầu xuất hiện từ 3 đến 7 ngày sau khi khởi phát bệnh. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị sốt xuất huyết, thai phụ cần thực hiện ngay các biện pháp nhằm giảm nguy cơ bệnh diễn tiến nặng.
Cụ thể: Đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán xác định bệnh và có phương án điều trị phù hợp. Uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Uống thật nhiều nước và các loại nước trái cây giàu vitamin C. Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng.
Cùng với đó, mặc thoáng mát, nghỉ ngơi tại giường, hạn chế đi lại. Nếu gần ngày dự sinh, nên chọn sinh tại các bệnh viện có khả năng xử trí kịp thời các biến chứng nguy hiểm xảy ra trong và sau sinh cho mẹ và bé. Tuân thủ phác đồ điều trị và những hướng dẫn của nhân viên y tế.
Trường hợp thai phụ đang tự theo dõi tại nhà và có một trong các dấu hiệu bệnh nặng, như đau bụng dữ dội hoặc đau cơ; nôn ói liên tục (ít nhất 3 lần trong 1 giờ); chảy máu mũi hoặc chảy máu chân răng; nôn ra máu hoặc có máu trong phân; thở nhanh, khó thở; cảm thấy mệt mỏi nhiều, tay chân lạnh, vật vã, lừ đừ… nên đến bệnh viện ngay để được cấp cứu kịp thời.
Các phương pháp điều trị tự nhiên cũng có thể được thử để hạ sốt và tăng cường khả năng miễn dịch như chườm bằng vải lạnh, uống nhiều chất lỏng như nước dừa, oresol, nước trái cây, thức ăn nấu với nước uống sạch.
Các bà mẹ nếu có tiếp xúc với người sốt xuất huyết ở thời điểm vài ngày trước ngày dự sinh hoặc ngay sau khi sinh cần được theo dõi chặt chẽ vì họ là những người có nguy cơ cao nhất. Trẻ sơ sinh có mẹ được chẩn đoán bị mắc sốt xuất huyết giai đoạn trước sinh hoặc khi sinh cần được theo dõi chặt chẽ sau khi ra đời để hạn chế nguy cơ lây truyền.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết, trên địa bàn tỉnh này vừa ghi nhận một trường hợp tử vong nghi do bệnh dại.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 61 tuổi được người nhà phát hiện rối loạn ý thức, gọi hỏi không đáp ứng nên được đưa vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cấp cứu.
VTV.vn - Bệnh viện Nhân Dân 115 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận điều trị cho 2 trường hợp người bệnh bị nhiễm giun lươn nặng.
VTV.vn - Theo số liệu của Phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Nhi Đồng 2, từ đầu tháng 1/2025 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị 7 trường hợp bệnh nhi bị đuối nước.
VTV.vn - Số trường hợp mắc cúm ngày càng gia tăng, ngày 8/2, Bộ Y tế chỉ đạo về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, khuyến khích người dân tiêm vắc xin phòng cúm.
VTV.vn - Lấy lại thị lực rõ ràng không khó, nhưng để đạt hiệu quả tối ưu, bạn cần biết 5 điều then chốt trước khi phẫu thuật lão thị.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai vừa phẫu thuật cấp cứu bé gái 2 tuổi bị thủng ruột, thủng dạ dày do nuốt 27 cục nam châm.
VTV.vn - Bệnh nhi S.V.P., sinh năm 2018, tại thôn Lủng Phặc, xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm có kết quả xét nghiệm từ Bệnh viện Nhi Trung ương dương tính với bệnh viêm não do mô cầu.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận và cấp cứu người bệnh nam, 31 tuổi, bị đột quỵ do nhồi máu não.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa điều trị thành công, cứu sống một bé trai 7 tháng tuổi bị suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) do biến chứng cúm A.
VTV.vn -Ngành chức năng tỉnh Bình Thuận đang xác minh làm rõ vụ một thanh niên cắt bao quy đầu ở phòng khám tư hết 50 triệu đồng gây xôn xao trên mạng.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân nữ mắc bệnh lý chửa trứng bán phần.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa phẫu thuật cấp cứu, điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhi 18 tháng tuổi bị chấn thương sọ não nặng do ngã cầu thang.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn (Hà Giang) vừa tiếp nhận 2 ca ngộ độc khí CO.
VTV.vn - Tiêm vaccine cúm hàng năm, sử dụng Tamiflu theo đúng chỉ định và thực hiện các biện pháp phòng ngừa là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.