Thiết bị IChip mở ra kỷ nguyên khám phá thuốc kháng sinh mới

Anh Quân (Thời sự - thoisuvtv@vtv.vn), icon
07:13 ngày 07/02/2015

Để có thể tìm ra những loài vi khuẩn có tiềm năng trong việc điều chế chất kháng sinh, các nhà khoa học đã phát triển một thiết bị để có thể phát hiện ra nhiều loại vi khuẩn hơn.

Thiết bị iChip.

Theo Giáo sư Kim Lewis của Đại học Northeastern, Boston, Mỹ, cho đến nay các nhà khoa học mới chỉ có thể khai thác 1% vi khuẩn trong đất để phát triển các hợp chất kháng sinh. 99% còn lại chưa được phát hiện và nghiên cứu. Để có thể nghiên cứu được số vi khuẩn chưa được biết tới, giáo sư Lewis cho rằng cần phải phát triển một cách tiếp cận mới. Vì vậy, thay vì mang vi khuẩn đến phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu sẽ đưa phòng thí nghiệm tới vi khuẩn. Để thực hiện điều đó họ đã phát triển một thiết bị mang tên iChip.

Giáo sư Kim Lewis, Đại học Northeastern, Boston, Mỹ cho biết: “Từ hơn 100 năm nay, mọi người thường nuôi vi khuẩn trong một môi trường không phù hợp với chúng, do đó tỷ lệ thành công rất thấp. Chúng tôi không làm như vậy. Ichip thực chất lừa các vi khuẩn, chúng không biết những gì đang xảy ra với chúng. Vi khuẩn "nghĩ" rằng chúng đang ở trong môi trường tự nhiên của mình".

Giáo sư Lewis cho biết, iChip là một cái “bẫy” cho vi khuẩn, hoạt động bằng cách đưa các tế bào vi khuẩn vào trong iChip và sau đó đặt thiết bị này vào trong đất, nơi các tế bào vi khuẩn có thể phát triển thành các vi khuẩn thuộc địa. Sau khi các vi khuẩn đã phát triển đầy đủ, chúng sẽ được đưa vào phòng thí nghiệm để phục vụ cho các nghiên cứu tương lai.

Cùng với teixobactin, Lewis và nhóm của ông đã sử dụng iChip để thu thập được 25 hợp chất tiềm năng có thể là cơ sở cho các loại thuốc mới và ông tin rằng những phát hiện này mới chỉ là phần nổi của tảng băng.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

Cùng chuyên mục