Rất nhiều các bậc phụ huynh thường quên đem con đi tiêm nhắc lại các mũi vaccine theo quy định của y tế, bởi họ cho rằng việc tiêm nhắc lại là không cần thiết. Tuy nhiên trên thực tế, tiêm nhắc hoặc tiêm bổ sung các mũi vaccine là điều rất quan trọng để giúp trẻ phòng tránh một cách hoàn hảo nhất những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Bác sĩ Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Đắk Lắk cho biết: Nguyên tắc tiêm vaccine cho trẻ là tạo ra hệ miễn dịch cho cơ thể. Quá trình tiêm nhắc lại là quá trình kích thích cơ thể tăng tính miễn dịch để đảm bảo tạo kháng thể giúp trẻ phòng chống 1 loại bệnh nào đó.
Hiện nay, hầu hết các loại vaccine đều cần thiết tiêm nhắc lại để đảm bảo tính miễn dịch cho cơ thể, giúp cơ thể đã được tiêm chủng phòng chống bệnh một cách an toàn và bền vững. Mỗi loại vaccine đều có cách tiêm nhắc lại khác nhau.
Đơn cử như với bệnh Viêm não Nhật Bản, đầu tiên phải tiêm các mũi cơ bản gồm 3 mũi; khi trẻ được 11 và 12 tháng tuổi, trẻ được tiêm mũi 1 và mũi 2 cách nhau 2 tuần. Sau 12 tháng, trẻ sẽ được tiêm 1 mũi vaccine nữa. Như vậy, phụ huynh đã hoàn thành việc tiêm chủng cơ bản cho trẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo tạo ra hệ miễn dịch bền vững cho trẻ, cán bộ y tế khuyến cáo các bậc phụ huynh: cứ 3-5 năm chúng ta tiến hành tiêm nhắc vaccine phòng Viêm não Nhật Bản cho trẻ một lần nữa, cho đến khi trẻ đủ 15 tuổi.
Thực tế, có nhiều mũi vaccine sau một thời gian khá dài mới tới lịch tiêm nhắc lại nên nhiều phụ huynh thường quên, làm trễ mũi tiêm nhắc lại cho trẻ. Do đó, khi nhớ ra phải đưa bé đi tiêm nhắc vaccine thì trễ mất lịch. Điều này khiến nhiều phụ huynh băn khoăn, lo lắng không biết bé có ảnh hưởng gì không.
Theo bác sĩ Phạm Văn Lào: tiêm vaccine là quá trình kích thích cơ thể tạo ra kháng thể miễn dịch, cho nên thời gian tiêm từ mũi đầu đến mũi thứ 2 yêu cầu một khoảng thời gian tối thiểu là rất quan trọng. Nếu tiêm sớm quá thì cơ thể trẻ chưa kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch nên khi tiêm lại thì không giá trị. Tuy nhiên, nếu tiêm chậm thì chỉ ảnh hưởng đến quá trình bảo vệ của trẻ.
Do đó, gần như các vaccine tiêm nhắc lại nếu tiêm chậm thì không có vấn đề gì lớn, vẫn nên cho trẻ đi tiêm bình thường nếu trễ lịch tiêm. Tuy nhiên, đối với một số loại vaccine, nếu chúng ta tiêm quá chậm thì kháng thể miễn dịch giảm đi gần bằng không, vì thế buộc phải tiêm lại từ đầu mũi vaccine đó.
Việc đưa trẻ đi tiêm ngừa đầy đủ, đúng lịch các loại vaccine phù hợp theo lứa tuổi sẽ tạo cho cơ thể trẻ một sức đề kháng tốt hơn để ngăn ngừa những tác nhân gây bệnh. Để việc phòng bệnh đạt được hiệu quả tối ưu, phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm bổ sung hoặc tiêm nhắc các mũi vaccine có chỉ định tiêm nhắc theo khuyến cáo của chương trình tiêm chủng mở rộng dành cho trẻ em.
Lịch tiêm nhắc các loại vaccine được khuyến cáo áp dụng như sau:
- Vaccine DTC - ngừa bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván: trẻ được tiêm nhắc lúc 18 tháng tuổi. Không nên tiêm nhắc trước lịch quy định. Nếu trễ lịch tiêm nhắc có thể tiêm muộn hơn nhưng không nên để quá 3 tuổi.
- Vaccine bại liệt uống: có thể cho trẻ dưới 5 tuổi uống 2 liều bổ sung cách nhau 1 tháng để nâng cao khả năng bảo vệ của cơ thể.
- Vaccine phòng ngừa nhiễm khuẩn do Hib: nên tiêm nhắc lúc trẻ được 18 tháng tuổi.
- Vaccine viêm não Nhật Bản: cần nhắc mũi 3 một năm sau mũi 2. Sau đó 3 - 5 năm nên tiêm nhắc cho tới khi trẻ đủ 15 tuổi.
- Vaccine sởi: cần tiêm nhắc cho trẻ lúc 18 tháng tuổi bằng vaccine sởi đơn giá hoặc vắc xin phối hợp 3 trong 1 ngừa bệnh Sởi - quai bị - Rubella (vắc xin MMR).
- Vaccine cúm: được tiêm nhắc hằng năm trước mùa dịch, đặc biệt là cho các đối tượng nguy cơ như trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, hen suyễn...
- Vaccine tả uống: nên dùng hằng năm tại các vùng thường xuyên xảy ra dịch cho các đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm cao.
- Vaccine thương hàn: tiêm nhắc lại sau 2 - 3 năm tại những vùng lưu hành nặng hoặc có dịch, đặc biệt cho đối tượng trẻ em và người cao tuổi.
- Vaccine phế cầu: tiêm nhắc lại vào năm thứ 3 sau mũi tiêm thứ nhất.
- Vaccine não mô cầu: tiêm nhắc vào năm thứ 3 sau mũi tiêm thứ nhất.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Gần đây, trên thị trường xuất hiện phương pháp nuôi con thông minh độc đáo, với DHA thực vật từ tảo biển, giúp trẻ phát triển trí não mạnh mẽ và khả năng tư duy vượt trội.
VTV.vn - Ngày 6/1, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp tử vong nghi do bệnh dại tại huyện Krông Ana.
VTV.vn - Ngày 5/1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có thông tin về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người human metapneumovirus (HMPV) tại Trung Quốc.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận bệnh nhi 4 tuổi tử vong do bệnh ho gà. Đáng lưu ý, bệnh nhi chưa tiêm vaccine phòng bệnh có thành phần ho gà.
VTV.vn - Trong năm qua, nhiều cơ sở điều trị đã báo động về một bệnh giun đũa của loài chó lây sang người: bệnh ấu trùng giun đũa chó (Toxocara Canis).
VTV.vn - Hiện nay, trẻ đi học thường hay gặp một số các bệnh về mắt như: viêm kết mạc (đau mắt đỏ), viêm nhiễm mi mắt, tật khúc xạ.
VTV.vn - UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về phòng chống dịch bệnh năm 2025 và giao nhiệm vụ cho các đơn vị phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc tăng cường kiểm tra, giám sát mua bán, sử dụng sản phẩm từ hạt sang.
VTV.vn - Tính đến hết tháng 11 năm 2024, toàn tỉnh Hải Dương có 15.027 người nghi lao được xét nghiệm đờm soi trực tiếp, phát hiện 1.046 bệnh nhân lao các thể.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Khoa Nội nhi Tổng hợp - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã khám và điều trị nhiều trường hợp bệnh nhi bị bệnh viêm mao mạch dị ứng (Schonlein Henoch).
VTV.vn - Đó là cơ sở gắn biển hiệu "Đông Y Hồng Lý" tại địa chỉ số 517 Bình Thành, Khu phố 2, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân.
VTV.vn - Dịp cận Tết Nguyên đán là thời điểm các dịch bệnh dễ bùng phát, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa.
VTV.vn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận bé trai 4 tuổi, trú tại tỉnh Bình Phước, đến khám và nhập viện vì tình trạng táo bón kéo dài.
VTV.vn - Tim, gan, giác mạc và thận được hiến từ người phụ nữ 63 tuổi chết não đã được lấy và ghép cho các người bệnh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Chợ Rẫy.
VTV.vn - Tại tỉnh Khánh Hòa, trong vòng chưa tới 1 tháng, có 3 trường hợp bị thương nặng do tự chế pháo nổ phải vào bệnh viện điều trị.