Bệnh tim bẩm sinh không chỉ có ở trẻ em. Ở người lớn, căn bệnh này vẫn tồn tại và đến nay, số người lớn nhập viện vì bệnh tim bẩm sinh đang tăng lên. Đối với những bệnh nhân tim bẩm sinh ở tuổi trưởng thành, căn bệnh có thể gây ra nhiều trở ngại về sức khỏe và cuộc sống, nghề nghiệp.
Buổi livesteam sáng nay (26/4) của chương trình Trái tim cho em đã trao đổi về chủ đề "Chẩn đoán, điều trị và theo dõi tim bẩm sinh ở người lớn" với PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Định, Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch,Trung tâm Tim mạch và ThS.BS Đào Anh Quốc, Khoa phẫu thuật tim mạch, Trung tâmTim mạch – Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh.
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Định, Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch, Trung tâm Tim mạch:
Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn có 3 trường hợp chính:
- Được phát hiện từ nhỏ nhưng tổn thương nặng không điều trị được triệt để và chỉ điều trị nội khoa.
- Không phát hiện được bệnh vì bệnh không quá phức tạp và khi lớn bệnh tiến triển nặng.
- Đã được phẫu thuật khi nhỏ nhưng vẫn cần theo dõi, điều trị.
Như bệnh thông liên nhĩ là bệnh một dạng bệnh nhẹ, đơn giản củatim bẩm sinh có tỷ lệ phát hiện khi còn nhỏ là 10 – 15% và khi đã trưởng thành là 30 – 40%.
Khi phát hiện bệnh muộn, bệnh nhân có thể gặp những nguy cơ như suy tim, tăng áp lực trên mạch máu phổi và gây ra những biến chứng không thể khắc phục. Việc điều trị, phẫu thuật gặp nhiều khó khăn và chăm sóc hậu phẫu cũng không dễ dàng, áp lực phổi cao sau phẫu thuật.
Bệnh tim bấm sinh là bệnh lý nguy hiểm và phải theo dõi thường xuyên kể cả khi đã phẫu thuật. Theo khuyến cao của tổ chức y tế Thế giới và hội Tim mạch Việt Nam năm 2010, đa số bệnh tim bẩm sinh cần theo dõi lâu dài ít nhất mỗi năm một lần do bác sĩ chuyên khoa. Chỉ có 1 số bệnh tim bẩm sinh thể nhẹ như thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống đm là không phải theo dõi lâu dài.
Ngoài bệnh tim bẩm sinh là bệnh được phát hiện từ trong phôi thai còn có bệnh lý tim mắc phải. Bệnh tim mắc phải được hình thành trong quá trình trưởng thành và có một số nguyên nhân nổi bật: bệnh lý về mạch vành, bệnh xơ vữa động mạch, viêm nhiễm như thấp tim, thoái hoá, suy giảm miễn dịch (hiv, lao).
Trao đổi với ThS.BS Đào Anh Quốc, Khoa phẫu thuật tim mạch, Trung tâmTim mạch – Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh cho biết thêm:
Có những bệnh tim như thông liên nhĩ, thông liên thất nhẹ, còn ống động mạch thì người mắc bệnh vẫn sống đến tuổi trưởng thành dù không được phẫu thuật.
Trong thực tế, phần lớn các trường hợp phát hiện bệnh muộn là do hoàn cảnh khó khăn, không có tiền đi khám, siêu âm từ nhỏ hay chủ quan với sức khỏe và đến khi bệnh trở nặng mới đi khám.
Cách đây hơn 1 tuần, tôi có gặp một trương hợp bị tim bẩm sinh còn ống động mạch, chỉ cần can thiệp đơn giản vói chi phí không quá nhiều nhưng bệnh nhân bỏ qua không điều trị vì nghèo.
Qua những câu chuyện của các bác sĩ chia sẻ, chúng ta có thể thấy có rất nhiều trường hợp mắc bệnh nhưng vì hoàn cảnh khó khăn đã bỏ qua vấn đề sức khỏe của mình. Nhờ có chương trình Trái tim cho em và những nhà hảo tâm đã đồng hành cùng chương trình, nhiều trẻ nhỏ được giúp đỡ làm phẫu thuật kịp thời và có cuộc sống tốt đẹp hơn. Chúng tôi hy vọng các nhà hảo tâm sẽ luôn tin tưởng và cùng bước đi trên con đường thiện nguyện này cùng chương trình.
Mọi ủng hộ từ các nhà hảo tâm xin vui lòng chuyển tới:
Văn phòng Quỹ Tấm lòng Việt - Đài Truyền hình Việt Nam, số 43 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội.
Hoặc chuyển khoản ủng hộ qua số tài khoản VNĐ: 002 110 130 6008 - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Chi nhánh Ba Đình Hà Nội.
Hotline: 024 6296 9969
Những thắc mắc về bệnh tim bẩm sinh của trẻ nhỏ và tư vấn giúp đỡ mời quý vị lên fanpage của chương trình:
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành Y tế thành phố trong năm 2024.
VTV.vn - Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn kháng trị nhờ áp dụng kỹ thuật ECMO (tim phổi nhân tạo).
VTV.vn - Các bác sĩ Khoa Ung bướu 2, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 12 tuổi, mắc ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) vừa tiếp nhận điều trị cho một trường hợp bé gái bị viêm màng não.
VTV.vn - Khoảng 3 tuần trước khi nhập viện, bé gái 2 tháng tuổi, dân tộc Mông, ở Văn Chấn, Yên Bái xuất hiện dấu hiệu ban đầu với ban sẩn đỏ rải rác ở vùng mông.
VTV.vn - Đó là chỉ đạo của PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cũng như tinh thần của toàn thể các chuyên gia đầu ngành, y bác sĩ bệnh viện.
VTV.vn - Người phụ nữ 25 tuổi, ở Hà Nội, bị biến dạng mũi, thủng mũi do căng chỉ nâng mũi sau 3 tháng thực hiện tại một cơ sở làm đẹp gần nhà.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận liên tiếp các ca bị đột quỵ. So với năm ngoái, mùa Đông năm nay số ca đột quỵ nhập viện đang gia tăng.
VTV.vn - Theo báo cáo, nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi tại Đồng Nai chiếm 12%, CDC Đồng Nai đề xuất mở rộng tiêm vaccine phòng sởi cho nhóm đủ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.
VTV.vn - Việc sở hữu một gương mặt thon gọn, thanh tú, hài hòa đường nét là mơ ước của các chị em. Không ai sinh ra đã được “trời ban” cho vẻ đẹp hoàn hảo, vậy đâu là giải pháp?
VTV.vn - Cụ bà 85 tuổi, ở Hà Nội, nhập viện trong tình trạng bị viêm phúc mạc toàn thể do thủng ổ loét dạ dày tá tràng được đưa đến cấp cứu muộn.
VTV.vn - Theo báo cáo từ Trung tâm Y tế TP Biên Hòa (Đồng Nai), trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận trường hợp bệnh nhi 12 tuổi tại phường Long Bình Tân mắc bệnh não mô cầu.
VTV.vn - Chỉ chưa đầy một tuần (từ ngày 14-18/12), trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã liên tiếp ghi nhận 5 bệnh nhi bị đa chấn thương do nổ pháo tự chế.
VTV.vn - Trong nhiều thế kỷ, rong biển chứa fucoidan đã được đánh giá cao vì đặc tính dinh dưỡng và trị liệu của chúng.
VTV.vn - Care For Việt Nam tham gia chương trình khám sàng lọc, phát hiện sớm, tư vấn đái tháo đường và tặng quà cho hơn 1.000 người dân tại 3 tỉnh Lào Cai, Nghệ An và Hà Nội.