Bắt đầu xuất hiện ca bệnh trong các khu phong tỏa
Báo cáo tại hội nghị, ông Lương Văn Cầu - Phó Chủ tịch UBDN tỉnh Hải Dương cho biết: Từ một doanh nghiệp ghi nhận ca bệnh ở Chí Linh, tính đến thời điểm 15h00 ngày 14/2 , trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã có 10/12 thành phố, huyện có bệnh nhân COVID-19. Toàn tỉnh hiện ghi nhận 440 ca bệnh, trong đó Chí Linh mắc nhiều nhất với 234 trường hợp, tiếp đến là Kinh Môn với 58 trường hợp, Cẩm Giàng 49 trường hợp, Nam Sách 26 trường hợp...
Toàn tỉnh đã cách ly 1.630 trường hợp F1, hiện đã hoàn thành cách ly 2.004 trường hợp; tổng số F2 là 54.789 trường hợp, đã hoàn thành cách ly tại nhà 18.957 trường hợp.
Để triển khai các biện pháp chống dịch, Hải Dương đã phong toả 66 khu dân cư, 9 thôn, 2 xã và 2 huyện, thành phố. Toàn tỉnh có 103 khu cách ly tập trung, trong đó nhiều nhất là Chí Linh với 29 khu cách ly, tiếp đến là Kinh Môn với 27 khu cách ly.
Nhận định về tình hình của các ổ dịch trên địa bàn tỉnh, Phó Chủ tịch Lương Văn Cầu cho hay: ổ dịch Chí Linh có 234 ca mắc, trong đó có ca xét nghiệm đến lần thứ 3 mới dương tính; 6099 trường hợp F1 đã xét nghiệm ít nhất 2 lần. "Cơ bản ổ dịch này đã được khống chế"- ông Cầu nhấn mạnh.
Về ổ dịch Kinh Môn với 58 ca mắc, trong 7 ngày gần đây chỉ có 9 ca mắc ( tất cả đều đã được cách ly); 3729 F1 đã được xét nghiệm. Ông Cầu cũng khẳng định: "Cơ bản ổ dịch này đã được khống chế".
Đối với ổ dịch Cẩm Giàng ghi nhận 49 ca mắc, tổng số F1 là 1550 đã xét nghiệm hết. Tuy nhiên trên địa bàn đã xuất hiện ổ dịch trong khu công nghiệp, trong đó riêng công ty Kuroda Kagaku có 12 ca mắc. Hiện tất cả công nhân của công ty này (hơn 400 người) đều cách ly tập trung tại các địa phương. Đối
với công nhân tại các tỉnh khác, Sở Y tế đã thông báo đến các địa phương tổ chức cách ly tập trung, theo dõi giám sát công nhân và lấy mẫu xét nghiệm. Đến nay chưa phát hiện ca bệnh nào là công nhân của công ty này tại các địa phương khác.
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương cho rằng, ổ dịch trên địa bàn này còn diễn biến phức tạp. Hiện tỉnh đã tiến hành xét nghiệm toàn bộ những người liên quan đến quán karaoke, đang tiếp tục truy vết ổ dịch Nam Sách có 26 ca bệnh, 514 F1 đã xét nghiệm 100%. Hiện ổ dịch này vẫn trong tầm kiểm soát, tuy nhiên đã bắt đầu xuất hiện ca bệnh trong các khu phong toả...
Diễn biến dịch bệnh phức tạp, khó lường
Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Trần Như Dương - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Trưởng đoàn công tác của Bộ Y tế tại Hải Dương cho hay: Dịch bùng phát trên địa bàn tỉnh Hải Dương ở môi trường phức tạp là khu công nghiệp đông công nhân, lại liên quan mật thiết đến cộng đồng dân cư đông đúc và ảnh hưởng liên quan đến các địa phương lân cận.
Dịch xảy ra vào thời điểm khó khăn cho công tác phòng chống dịch là giáp tết. Tuy nhiên, Hải Dương cũng đã bám sát các chỉ đạo của Trung ương, sáng tạo trong công tác phòng chống dịch.
Dịch xảy ra trên nhiều địa bàn, nhưng Hải Dương đã kiểm soát được. Đặc biệt, ổ dịch công ty Poyun đã được "điểm trúng, khoá chặt" ngay từ đầu nên đã ngăn chặn được dịch bệnh lây lan tại Hải Dương và ra các địa phương khác "cứu được sự nguy hiểm" cho tỉnh và các địa phương khác.
Tuy nhiên, chuyên gia của Bộ Y tế cũng nhận định, tình hình chung về dịch bệnh của Hải Dương còn phức tạp, khó lường với nhiều nguy cơ, khi sau Tết công nhân đi làm trở lại, giao thương nhiều...
Đặc biệt trong điều kiện thực hiện sản xuất tại các khu công nghiệp, vừa phải chống dịch, nhưng vừa phải duy trì sản xuất trong điều kiện bình thường mới (ví dụ như huyện Cẩm Giàng có khu công nghiệp lớn với 60.000 công nhân). Do đó, việc thực hiện cách ly nhà với nhà trong các khu cách ly là rất cần thiết và phải quán triệt thực hiện
PGS.TS Trần Như Dương cũng cho hay: Hiện, công suất xét nghiệm của Hải Dương đã tăng 20 lần so với ban đầu, trung bình là khoảng 30.000 mẫu gộp/ngày. Tuy nhiên, nhu cầu xét nghiệm thời gian tới rất lớn, do đó vẫn rất cần quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt là khi Hải Dương triển khai xét nghiệm trên diện rộng tại một số địa phương.
Thông tin về công tác điều trị, ThS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết: Hiện, 416 bệnh nhân đang điều trị tại BV Dã chiến số 1 (Trung tâm Y tế TP Chí Linh), BV Dã chiến số 2 (Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương) và Trung tâm Y tế Ninh Giang. Trong đó, có 4 bệnh nhân nặng đang điều trị tại BV Dã chiến số 2 hiện đã ổn định, chỉ hỗ trợ oxy thường.
Các cơ sở điều trị đang theo dõi sát 87 bệnh nhân có dấu hiệu viêm phổi, một số bệnh nhân có bệnh nền, bệnh nhân cao tuổi đang được theo dõi sát sao... Hiện nay, BV dã chiến số 2 còn 160 giường để trống, sẵn sàng để tiếp nhận bệnh nhân.
Tại hội nghị, ThS Nguyễn Trọng Khoa cũng đề nghị các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng cường công tác sàng lọc. "Đề nghị tất cả các trung tâm y tế, các phòng khám tăng cường sàng lọc, tăng cường bảo vệ bệnh nhân mạn tính như suy thận, chạy thận nhân tạo, cố gắng không để bệnh nhân suy thận mắc COVID-19; quản lý chặt chẽ bệnh nhân ung thư" - Phó Cục trưởng Nguyễn Trọng Khoa nhấn mạnh.
Ông Ngô Minh Tiến - Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đưa ra các biện pháp phía quân đội có thể thực hiện, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh sẵn sàng cử lực lượng và phương tiện đáp ứng việc thực hiện giãn cách trong khu cách ly trên địa bàn tỉnh, hoặc đưa về cách tỉnh khác nếu được yêu cầu.
Ông Nguyễn Quang Tuấn - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: Cần thực hiện nghiêm túc việc cách ly tại các khu cách ly tập trung. Đại diện Bệnh viện Bạch Mai cũng đưa ra những pháp giải cho các vấn đề tồn tại, đó là: Sở Y tế cần có danh mục phương tiện cụ thể cần bổ sung cho các khu cách ly, bổ sung nhân lực chuyên trách giám sát việc thực hiện cách ly trong khi cách ly, bố trí sắp xếp khu vực cách ly riêng cho những nhóm trường hợp nghi nhiễm và người bệnh nền mãn tính, tuân thủ nghiêm ngặt 5K, tăng cường tần suất xét nghiệm định kỳ cho nhân viện, tăng cường thực hành quy trình chuẩn về thay đồ bảo vệ, vệ sinh tay, vệ sinh môi trường,...
6 việc cần làm ngay
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá cao nỗ lực của Tỉnh uỷ, HĐBD, UBND Hải Dương trong thời gian ngắn đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị và lực lượng, nhân dân của tỉnh để nhanh chóng truy vết, khoanh vùng để dập dịch. Do biến chủng, nên virus có tốc độ lây lan tăng gấp 4 lần, vì vậy, cần thiết phải triển khai tăng công suất xét nghiệm, truy vết nhanh chóng.
"Chúng tôi đánh giá tình hình dịch bệnh tại Hải Dương vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường và có thể kéo dài hơn, nhưng tổng thể chung vẫn kiểm soát tốt tình hình" - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận xét. Theo đó, Cẩm Giàng là địa bàn "đáng quan ngại", cần triển khai các biện pháp chống dịch quyết liệt tại huyện này. Bộ trưởng nêu 6 điểm:
Thứ nhất, đề nghị lãnh đạo tỉnh Hải Dương cần áp dụng phong toả trên diện hẹp, giãn cách theo chỉ thị 16 trên diện rộng hơn trên địa bàn Hải Dương để "không phải đuổi theo dịch mà phải chặn dịch, bởi cứ phát hiện ca nào lại đuổi theo ca đó là thất bại".
Thứ hai, ưu tiên tối đa các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn có dịch, xét nghiệm nhanh chóng. Bệnh viện Bạch Mai phải hỗ trợ máy móc, nhân sự để tăng cường xét nghiệm tại Hải Dương; Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương phải lập Trung tâm xét nghiệm (Labo) ngay tại Cẩm Giàng; cứ 2 ngày sàng lọc/lần; Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thiết lập ngay Labo ở Chí Linh; Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương huy động sinh viên quay lại trường sau dịp nghỉ lễ tết sớm để tăng cường nhân lực lấy mẫu.
Thứ ba, cần giải toả cách ly ở khu vực Trường nghề Canada; Trường Chu Văn An. Đề nghị giao quân đội những khu vực, địa điểm khu cách ly trên 50 người trở lên.
Thứ tư, đối với nhà máy Poyun, nhà máy Kagaku, cần đưa ra người cách ly khỏi Hải Dương về các tỉnh/thành phố lân cận do quân khu 3 quản lý và thực hiện tăng cường xét nghiệm trong khu cách ly.
Thứ năm, tán đồng chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Hải Dương liên quan đến khu công nghiệp, vẫn giãn cách xã hội và thực hiện sản xuất, nhưng phải thực hiện nghiêm các hướng dẫn phòng, chống dịch của Bộ Y tế.
Thứ sáu, đề nghị Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục hỗ trợ tập huấn, chuẩn bị bộ máy nhân sự của Bệnh viện Dã chiến số 3. Đồng thời, tăng cường giám sát việc thực hiện cách ly tại khu dân cư. Phương châm 4 tại chỗ vẫn cần triển khai quyết liệt hơn.
Phát biểu kết thúc hội nghị, ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư tỉnh Hải Dương cho biết: "Hải Dương đã trải qua 3 lần xuất hiện đợt dịch COVID-19, chúng tôi đánh giá tình hình dịch bệnh COVID-19 rất phức tạp, chúng tôi đã và đang đặt trạng thái khẩn cấp chống dịch COVID-19 tại Hải Dương ở mức độ cao nhất và triển khai đồng loạt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Chúng tôi sẽ báo cáo Thường trực tỉnh uỷ để thực hiện áp dụng Chỉ thị 16 ở quy mô rộng hơn; tiếp tục phong toả trên diện hẹp; truy vết thần tốc; xét nghiệm nhanh để ngăn chặn tốc độ lây nhiễm của virus".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy thời điểm ăn cũng tác động đến quá trình giảm cân không thua kém những gì chúng ta nạp vào cơ thể.
VTV.vn - Làm sao bạn có thể nhận ra những dấu hiệu cho thấy lượng đường tiêu thụ đang vượt khỏi tầm kiểm soát? Các chuyên gia có những khuyến cáo cụ thể cho tình trạng này.
VTV.vn - Thời điểm giao mùa khiến những người bị viêm mũi dị ứng trở nên nhạy cảm hơn.
VTV.vn - Hội thảo Khoa học về vai trò của Vitamin D3 và K2 trong việc cải thiện mật độ xương và tăng trưởng chiều cao ở trẻ em vừa được tổ chức.
VTV.vn - Bác sĩ Eric Berg, chuyên gia về tim mạch, tại Viện Y tế Hoa Kỳ (NIH) đã chia sẻ một số triệu chứng có thể xuất hiện trong những ngày trước khi đột quỵ.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh mới đây tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi 22 tháng tuổi bị thủng ruột, sốc nhiễm khuẩn do nuốt phải hạt táo đỏ.
VTV.vn - Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, ngày 6/11/2024, Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt việc triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Các bác si Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên vừa tiến hành nối cẳng chân bị máy cưa cắt đứt rời cho nam bệnh nhân 71 tuổi.
VTV.vn - Để trả lời câu hỏi: “Nên ăn trước hay sau khi tập thể dục?”, các chuyên gia khuyên bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc chung dưới đây.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân nữ 81 tuổi, có khối u bướu giáp khổng lồ tồn tại 30 năm
VTV.vn - Nam bệnh nhân L.V.S. (65 tuổi, Hải Dương) có tiền sử khỏe mạnh, không có bất kỳ dấu hiệu vết thương hoặc xây xước nào trên cơ thể.
VTV.vn - Gout là một dạng viêm khớp khá phổ biến thường gây ra đau nhức, khó chịu. Do đó, việc tìm kiếm một giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ hiệu quả trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt vừa can thiệp kịp thời cứu một nam bệnh nhân còn rất trẻ, mới chỉ 31 tuổi nhưng đã bị nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Thoái hóa điểm vàng dễ gặp khi con người bước vào tuổi trung niên. Vì thế cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.
VTV.vn - Đó là trường hợp của nữ bệnh nhân N.H.M.T. (sinh năm 2000, quê Khánh Hòa) khi mắc phải căn bệnh Wilson thể gan - thần kinh hiếm gặp.