Trong khuôn khổ hoạt động giám sát ca sốt phát ban nghi sởi triển khai tại thành phố, từ ngày 06/8/2018 đến ngày 30/8/2018 tại Bệnh viện Nhi đồng 2 đã phát hiện 25 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, hầu hết các bệnh nhân đến từ nhiều tỉnh thành của miền Nam. Trong đó, có 15 trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính với sởi và có 01 trường hợp sống ở thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài 8 trường hợp trẻ bị bệnh dưới 9 tháng tuổi (chưa đến thời điểm tiêm vaccine sởi) thì những trẻ còn lại đều chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ vaccine sởi.
Bên cạnh việc tích cực điều trị cho các bệnh nhi, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã khẩn trương triển khai các biện pháp cách ly, vệ sinh môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn để phòng ngừa lây nhiễm chéo và tổ chức phân luồng cho trẻ đến khám bệnh có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh sởi.
Hiện nay bệnh sởi đang có khuynh hướng gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả các nước Châu Âu. Tại Việt Nam, bệnh sởi đang gia tăng ở các tỉnh phía Bắc trong bối cảnh giao thương đi lại thuận lợi việc lây lan bệnh giữa các vùng miền là rất dễ dàng đối với các cá thể và cộng đồng chưa có miễn dịch với virus sởi. Trong đó, các bệnh viện tuyến cuối tại TPHCM (như Bệnh viện Nhi Đồng 2) chắc chắn sẽ là nơi đầu tiên tiếp nhận các ca bệnh sởi của một số tỉnh lân cận. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã quyết liệt chỉ đạo khẩn trương triển khai các hoạt động kiểm soát bệnh sởi trong bệnh viện và trong cộng đồng, bao gồm:
Đối với hệ thống bệnh viện:
Triển khai việc khám sàng lọc, phân luồng cách ly ngay các trường hợp nghi ngờ nhiễm sởi ngay tại khoa khám bệnh, bố trí bàn khám riêng đối với các trường hợp này nhằm hạn chế lây nhiễm chéo các trường hợp khác đến khám bệnh. Phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ hoặc mắc sởi, báo cáo theo quy định và báo cáo ngay khi có trường hợp bệnh nặng hay là có số mắc bệnh đông;
Bố trí khu vực cách ly để điều trị với người bệnh nghi hoặc nhiễm sởi tại các khoa truyền nhiễm.
Trường hợp người bệnh mắc sởi bắt buộc điều trị tại khoa lâm sàng khác, phải bố trí khu vực cách ly điều trị tại khoa đó, không bố trí nằm chung buồng bệnh với các trường hợp mắc bệnh khác.
Thực hiện nghiêm túc quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn để phòng lây nhiễm chéo, phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa bổ sung theo đường lây truyền, bảo đảm việc cung ứng và sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân cho mọi nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh và khách đến thăm. Thực hiện đúng các quy định về quản lý chất thải, đồ vải, xử lý dụng cụ và thiết bị y tế, thông khí buồng bệnh và quy trình một chiều trong kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm hạn chế tối đa lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám, chữa bệnh.
Tăng cường công tác truyền thông tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhằm phát hiện sớm ca bệnh nghi ngờ để cách ly và điều trị kịp thời, đặc biệt quan tâm đến các trường hợp mắc bệnh mạn tính, trẻ em mắc bệnh bẩm sinh chưa được tiêm vaccine cúm, sởi đang nằm điều trị, nếu phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ cần xét nghiệm và chẩn đoán, cách ly và điều trị kịp thời.
Tổ chức tập huấn cho tất cả nhân viên y tế trong đơn vị về hướng dẫn phòng ngừa chuẩn và phòng lây nhiễm qua đường không khí khi tiếp xúc với người bệnh; yêu cầu nhân viên y tế tuân thủ nghiêm ngặt và có biện pháp giám sát sự tuân thủ, đồng thời hướng dẫn cho người bệnh, thân nhân người bệnh cùng thực hiện.
Sở Y tế khuyến cáo thực hiện tiêm vaccine sởi cho nhân viên tại các khoa nhiễm của bệnh viện, tại phòng khám chuyên khoa nhi... để phòng ngừa lây nhiễm.
Đối với hệ thống dự phòng:
Đẩy mạnh hoạt động truyền thông các biện pháp phòng bệnh sởi, lợi ích của việc tiêm vaccine phòng bệnh sởi để người dân hiểu và đưa trẻ đi tiêm chủng, chủ động các biện pháp phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng.
Tăng cường thực hiện tiêm vaccine sởi trong chương trình tiêm chủng mở rộng định kỳ, hàng tháng; rà soát, thống kê các đối tượng chưa được tiêm vaccine sởi hoặc tiêm chưa đầy đủ trên toàn tỉnh, tổ chức tiêm vét vaccine sởi, đảm bảo đạt tỷ lệ bao phủ vaccine sởi theo quy định trên quy mô xã, phường. Đặc biệt chú trọng tại khu vực có mật độ tập trung dân cao và di biến động dân cư lớn.
Triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện trường hợp mắc bệnh, không để bùng phát và lan rộng.
Đối với cơ sở tiêm chủng (bao gồm CT TCMR và Tiêm chủng dịch vụ):
Tư vấn đầy đủ cho trẻ tiêm đủ vaccine sởi đúng lịch. Không được tư vấn cho trẻ không tiêm mũi sởi đơn lúc 9 tháng, để chờ đến lúc 12 tháng tiêm mũi sởi trong vaccine phối hợp 3/1 (sởi – quai bị - rubella).
Thực hiện nhập liệu đầy đủ trên hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.
Khuyến cáo các gia đình có trẻ dưới 5 tuổi:
Đưa trẻ tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi, phải đảm bảo trẻ được tiêm mũi vaccine phòng ngừa sởi khi trẻ tròn 9 tháng tuổi và mũi vaccine sởi thứ 2 phải được tiêm khi trẻ được 18 tháng.
Trong trường hợp hiện tại, nếu trẻ trên 9 tháng mà vẫn chưa được tiêm vaccine sởi mũi 1 hoặc trẻ trên 18 tháng mà vẫn chưa được tiêm vaccine sởi mũi 2 thì khẩn trương đưa trẻ ra trạm y tế phường để được khám, tư vấn tiêm bù vaccine sởi cho trẻ, càng sớm càng tốt.
Hạn chế để trẻ tiếp xúc với người có triệu chứng đường hô hấp hoặc sốt hoặc phát ban.
Cha mẹ và người thân trong gia đình phải thực hiện rửa sạch tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc trẻ. Đồng thời tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên; Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng.
Nếu phát hiện trẻ có triệu chứng sốt hoặc phát ban cần đưa trẻ đi khám bệnh tại cơ sở y tế, hạn chế cho trẻ bệnh tiếp xúc với trẻ khác để đề phòng lây nhiễm ra cộng đồng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Ngày 9/11, Bệnh viện Chợ Rẫy với sự đồng hành của Medtronic đã tổ chức chương trình Đào tạo Y khoa liên tục tại Đà Lạt nhằm nâng cao kiến thức tim mạch, cơ xương khớp.
VTV.vn - Đau ống cổ tay là một trong những căn bệnh mà nhân viên văn phòng hay mắc phải vì ngồi quá lâu trước máy tính.
VTV.vn - Đái tháo đường là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch.
VTV.vn - Nữ bệnh nhân 52 tuổi bị liệt nửa người phải khi vệ sinh cá nhân vào buổi sáng; nam bệnh nhân 59 tuổi thì nói đớ, yếu nửa người trái sau khi tắm.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận một trường hợp bé trai hơn 1 tuổi, ngụ tại Tây Ninh, trong tình trạng khó thở tím tái.
VTV.vn - UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch triển khai thí điểm thực hiện sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VneID trên địa bàn thành phố.
VTV.vn - Cùng với đó, có hơn một nửa người trưởng thành tại nước ta chưa bao giờ được làm xét nghiệm đường huyết để phát hiện bệnh đái tháo đường.
VTV.vn - Thời gian ăn tối không cố định với mỗi người vì tùy thuộc vào điều kiện gia đình, tính chất công việc. Tuy nhiên theo chuyên gia, có cách để xác định thời điểm lý tưởng.
VTV.vn - Sau một mối tình tan vỡ, bạn cần tìm cách để vượt qua chiếc bóng đen trong tâm trí để hướng đến những điều tốt đẹp phía trước.
VTV.vn - Thời điểm giao mùa Thu Đông, nhiệt độ thay đổi thất thường là yếu tố khiến người cao tuổi và trẻ nhỏ mắc bệnh đường hô hấp tăng cao.
VTV.vn - Nouri Colos là dòng sữa non công thức bổ sung dinh dưỡng giúp kích thích trẻ ăn ngon, tăng cân ổn định.
VTV.vn - Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy thời điểm ăn cũng tác động đến quá trình giảm cân không thua kém những gì chúng ta nạp vào cơ thể.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành công văn về việc triển khai tiêm chủng vaccine phòng uốn ván - bạch hầu trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam 48 tuổi, nhập viện trong tình trạng rất nặng, hôn mê, tụt huyết áp.
VTV.vn - Thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Long Thành (Đồng Nai), trên địa bàn huyện vừa ghi nhận ổ dịch dại trên chó.