Trò chuyện cùng Dr.ANH: Ngộ độc thực phẩm ngày Tết

P.V, icon
11:01 ngày 13/01/2020

VTV.vn - Tết Nguyên Đán là thời điểm vấn đề an toàn thực phẩm lại trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Bởi thực tế, những năm gần đây, có nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.

Ngộ độc thực phẩm diễn ra khi chúng ta ăn, uống phải thực phẩm nhiễm vi sinh vật gây bệnh; thực phẩm chứa độc tố do vi sinh vật gây bệnh tiết ra; thực phẩm có sẵn chất độc trong đó hoặc thực phẩm bị nhiễm các chất hóa học.

Đa số người bị ngộ độc thực phẩm thường cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và đôi khi bị sốt đi kèm với cảm giác đau các cơ trên cơ thể. Trường hợp nặng, người bệnh có thể khó thở, da tím tái, co giật, trụy mạch, ngưng thở, hôn mê.

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra ngộ độc thực phẩm:

Thứ nhất, chúng ta ăn, uống phải thực phẩm nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Những tác nhân này khi vào trong ruột sẽ phát triển, lấn át lợi khuẩn, làm mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa. Thêm vào đó, những vi sinh vật gây hại này thường tiết độc tố ảnh hưởng đến co bóp của ruột, gây tiêu chảy.

Thứ hai, do chúng ta ăn phải thức ăn ôi thiu. Do bảo quản không cẩn thận, những thức ăn này đã bị nhiễm vi khuẩn, chúng làm biến đổi chất lượng của thực phẩm và gây ngộ độc khi chúng ta ăn phải.

Thứ ba, ăn gỏi từ thịt động vật, các loại hải sản tươi sống, rau sống hoặc các sản phẩm từ sữa chưa qua diệt khuẩn. Trong thực phẩm sống vẫn còn chứa một số độc tố, chúng có thể bị phá hủy nếu chúng ta nấu kĩ. Trong trường hợp chúng ta do ăn thực phẩm không qua chế biến hoặc chế biến chưa kĩ, các chất độc này gây ngộ độc cho người tiêu dùng.

Thứ tư, thực phẩm chứa các chất phụ gia có thể gây ngộ độc do những chất phụ gia này có thể tác dụng với nhau để tạo thành các độc tố, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con người.

Thứ năm, dư lượng phân hóa học, thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp có thể còn trong thực phẩm. Tùy vào lượng còn tồn đọng, thực phẩm này có thể gây ngộ độc cho con người.

Khi bị ngộ độc thực phẩm, hệ tiêu hóa chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các tác nhân gây hại. Những hại khuẩn sẽ lấn át lợi khuẩn. Chúng tiết độc tố làm rối loạn quá trình tiêu hóa và gây ra nhiều tác động có hại đối với cơ thể.

Việc bổ sung lợi khuẩn khi bị ngộ độc thực phẩm giúp đào thải hại khuẩn, trung hòa các độc tố và giúp khôi phục lại sự cân bằng về hệ vi khuẩn đường ruột. Lợi khuẩn còn kích thích hệ miễn dịch, giúp nhanh chóng đưa cơ thể trở lại trạng thái khỏe mạnh ban đầu.

Sử dụng bào tử lợi khuẩn với khả năng không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ hay độ pH thấp của dạ dày, có thể bảo quản trong vòng nhiều năm và có thể bào chế dạng hỗn dịch tinh khiết với nồng độ cao, sẽ có công dụng vượt trội so với lợi khuẩn thường.

Để tránh bị ngộ độc thực phẩm, nên chọn thực phẩm tươi, sạch và ở những địa chỉ an toàn. Sử dụng nước sạch trong ăn uống cũng như phải vệ sinh đồ dùng nấu nướng sạch sẽ. Nấu chín kỹ và ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu xong. Rửa tay với nước sạch, xà phòng trước khi ăn cơm. Rửa sạch chén đĩa sau khi ăn để giữ vệ sinh. Bảo quản cẩn thận thức ăn chín và đun kỹ lại trước khi ăn. Đặc biệt, việc bổ sung lợi khuẩn giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy nhiễm khuẩn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục