Báo điện tử VTV News phối hợp với Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động Nutrihome tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến “Vaccine và dinh dưỡng phòng chống bệnh mùa thu đông cho trẻ em và người lớn”, giúp người dân có thêm những kiến thức khoa học về bệnh mùa thu đông và cách phòng ngừa.
Chương trình được phát trực tiếp trên các website: https://vtv.vn, https://vnvc.vn, https://nutrihome.vn và các fanpage: Thời sự VTV, Trung tâm Tin tức VTV24, Báo điện tử VTV, VTV8 - Tin nóng miền Trung, Nutrihome - Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động, Trung tâm Tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC.
Tư vấn trực tuyến: Vắc xin và dinh dưỡng phòng chống bệnh mùa thu đông cho trẻ em và người lớn
Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu:
- Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Ngọc An Pha - Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm dinh dưỡng - Y học vận động Nutrihome.
- Bác sĩ Bạch Thị Chính - Giám đốc Y khoa Trung tâm tiêm chủng VNVC.
- Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hiền Minh - Phó Giám đốc Y khoa Trung tâm tiêm chủng VNVC.
- Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh bệnh viện Nhi đồng I, TP. HCM, Cố vấn chuyên môn Trung tâm tiêm chủng VNVC.
Ngay từ bây giờ, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình tại đây hoặc gọi điện thoại đến tổng đài 028.7300.6595 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp trong chương trình.
Không để "dịch chồng dịch" trong mùa thu đông
Sau 9 tháng bùng phát đại dịch bệnh COVID-19 đã càn quét trên toàn thế giới với hơn 29 triệu người mắc, hơn 900 nghìn người tử vong. Việt Nam bước vào "làn sóng COVID-19 thứ 2" với 1.000 ca nhiễm và 35 ca tử vong, đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống người dân cả nước.
Nhưng Covid-19 không phải là mối đe dọa duy nhất, các chuyên gia cảnh báo, mùa thu đông năm 2020, nhiều dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh đường hô hấp (cúm, viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi…); Sởi - Quai bị - Rubella; thủy đậu; viêm màng não; tay chân miệng,… tiếp tục phát triển thành chùm ca bệnh, có nguy cơ lây lan mạnh trong cộng đồng thành dịch lớn, số ca mắc và tử vong sẽ tăng cao nếu không có biện pháp phòng ngừa.
Bạch hầu đã lan rộng 5 tỉnh Tây Nguyên. Số ca mắc bệnh bạch hầu tăng gấp 3 lần năm ngoái. Hơn 100 ca nhiễm, 4 người tử vong, hàng ngàn người phải cách ly, bạch hầu vẫn đang tiếp tục thể hiện mức độ nguy hiểm do tỷ lệ miễn dịch cộng đồng ở những "vùng lõm" rất thấp.
Viêm não Nhật Bản đang trở nên "nóng" hơn bao giờ hết, tính đến tháng 7/2020, cả nước đã có hơn 10 ca nhiễm bệnh. Tất cả đều là các bé dưới 10 tuổi, đáng lo ngại khi đa số các ca mắc bệnh đều chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ.
Các bệnh lý viêm đường hô hấp trên (cúm, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa...) đã gây ra 10 triệu ca tử vong hàng năm. Trẻ em, người cao tuổi, đặc biệt là người mắc bệnh mãn tính là đối tượng có tỷ lệ tử vong cao nhất ở nhóm bệnh này.
Tay chân miệng, sốt xuất huyết đang bùng phát trên cả nước. Số ca nhiễm và tử vong liên tục được ghi nhận, vì là bệnh chưa có vắc xin nên nhiều bậc phụ huynh vô cùng lo lắng trước diễn biến ngày càng phức tạp của những căn bệnh này.
Chúng ta đã làm tốt công tác phòng chống dịch COVID-19 nhưng đồng thời cùng phải cảnh giác phòng chống các dịch bệnh khác. Với các dịch bệnh có vaccine, công tác tiêm chủng là yếu tố hàng đầu để phòng bệnh, đặc biệt là ở “vùng lõm tiêm chủng”.
Cảnh báo: Dịch bệnh truyền nhiễm “nóng” vào mùa thu đông.
Vaccine - “tấm khiên” bảo vệ trẻ em và người lớn khỏi bệnh truyền nhiễm
Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh bệnh viện Nhi đồng I, TP. HCM, cố vấn chuyên môn Trung tâm tiêm chủng VNVC nhấn mạnh: “Hiện nay, nhiệt độ thay đổi thất thường, từ nóng chuyển sang lạnh và từ nắng chuyển sang mưa chỉ trong khoảng thời gian ngắn, mưa bão ở các tỉnh miền Trung. Khi sự biến đổi nhiệt độ là điều kiện để các tác nhân gây bệnh phát triển, đồng thời tấn công hệ miễn dịch non yếu của trẻ. Hơn nữa đang là mùa tựu trường, học sinh vào năm học mới nguy cơ bùng phát và lây nhiễm thành dịch bệnh là rất lớn nếu không có các biện pháp phòng ngừa kịp thời”.
Đại dịch COVID-19 bùng nổ khiến nhiều người đang “mơ ước” về một loại vắc xin mới có thể phòng được bệnh, tuy nhiên còn có “nỗi lo” khác là bệnh truyền nhiễm đang “vào mùa”… Điều đáng mừng là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng vắc xin.
Chúng ta điều biết, hệ thống miễn dịch là “tuyến phòng thủ” đầu tiên để chống lại mầm bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào cơ thể. Chính vì vậy, tiêm vaccine chính là giải pháp tối ưu hàng đầu, đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm nhất. Vắc xin không những bảo vệ bản thân không mắc các bệnh truyền nhiễm, mà còn bảo vệ những người xung quanh, tạo ra miễn dịch cộng đồng. Khi mọi người trong cộng đồng được chủng ngừa, cơ hội bộc phát dịch bệnh sẽ giảm đi đáng kể. Điều này bảo vệ những người dễ bị bệnh như trẻ còn quá nhỏ chưa thể chủng ngừa, người lớn tuổi, người có bệnh lý mạn tính hay có hệ miễn dịch yếu,...
Bác sĩ Bạch Thị Chính - Giám đốc Y khoa Trung tâm tiêm chủng VNVC nhấn mạnh, người lớn và trẻ em không nên trì hoãn việc tiêm chủng vì dịch bệnh thu đông đang bắt đầu bùng phát, tốt nhất nên tiêm sớm ngay khi có điều kiện, tiêm đủ và tiêm nhắc lại hàng năm để được phòng bệnh. Tiêm phòng đầy đủ trong mùa dịch giúp nâng cao sức khỏe, tránh nguy cơ “bệnh chồng bệnh”, là một trong những biện pháp thiết thực mỗi người dân có thể thực hiện để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng một cách tối đa, chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
Đồng thời, chế độ dinh dưỡng - vận động phù hợp, lành mạnh cũng là một biện pháp hữu hiệu chống lại nguy cơ bệnh tật. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phần lớn bệnh nhân COVID-19 là người cao tuổi hoặc có sẵn bệnh mạn tính (đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp,...). Do đó, duy trì chế độ dinh dưỡng tốt để điều trị các bệnh mãn tính, nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch cho cơ thể là hết sức quan trọng trong bối cảnh dịch COVID-19 và bệnh truyền nhiễm lan rộng như hiện nay.
Bệnh mùa thu đông nguy hiểm thế nào? Cách nhận biết dấu hiệu bệnh, phòng ngừa và điều trị? Bạn đọc có thể gửi câu hỏi vào hộp thư suckhoe@vtv.vn, inbox cho fanpage VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp trong chương trình.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong nghi do dại và các bệnh nhân đều không tiêm phòng vaccine sau khi bị chó cắn, mèo cào.
VTV.vn - Một gia đình ở tại buôn Kô Siêr, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột sau khi ăn thịt chó có biểu hiện nôn ói nên được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt muỗi và Povidol iod.