Theo các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Medlatec, ung thư phổi là tình trạng những tế bào bất thường ở phổi đột nhiên xuất hiện và phát triển mạnh mẽ, khó kiểm soát trong các lá phổi. Các tế bào ung thư sau khi hình thành khối u ác tính ở phổi thì sẽ dần dần lan sang các bộ phận khác trên cơ thể. Người ta gọi đó là tình trạng ung thư di căn.
Ung thư phổi là một trong những căn bệnh có tỷ lệ người mắc cao hiện nay tại nước ta. Đây được xem là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Bởi dấu hiệu của bệnh chỉ bộc phát ra bên ngoài khi đã bước vào giai đoạn cuối rất khó để cứu chữa. Những đối tượng có tỷ lệ mắc ung thư phổi thường là những người thường xuyên hút thuốc, làm việc trong môi trường chứa nhiều khói bụi, chất độc, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học...
Ung thư phổi giai đoạn cuối không chỉ gây ra những tổn thương nghiêm trọng đối với cơ thể, sức khỏe mà nó còn tàn phá tinh thần người bệnh. Không chỉ phải đối mặt với những cơn đau thể xác kéo dài, mà tỷ lệ được chữa trị khỏi bệnh cũng vô cùng thấp khiến những người mắc ung thư cảm thấy tuyệt vọng và mệt mỏi.
Phương pháp điều trị được áp dụng vào những trường hợp này là cố gắng giúp cho người bệnh giảm đau đớn, tăng sức đề kháng và kéo dài tuổi thọ đến mức có thể.
Ung thư phổi thường xuất hiện và phát triển âm thầm trong phổi của người bệnh. Đến khi nhận ra những dấu hiệu của bệnh thì ung thư phổi đã bước sang giai đoạn cuối. Thời kỳ khó khăn và tỷ lệ cứu chữa khỏi bệnh thấp nhất. Ung thư phổi giai đoạn cuối không chỉ có dấu hiệu tổn thương xuất hiện tại hệ thống hô hấp mà chúng còn bộc lộ trên toàn cơ thể.
Triệu chứng xuất hiện tại đường hô hấp
Phổi là bộ phận đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống đường hô hấp của cơ thể. Khi phổi bị tổn thương do ung thư, đường hô hấp sẽ là bộ phận xuất hiện triệu chứng bất thường đầu tiên. Khi mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, người bệnh sẽ có cảm giác đau họng, cổ họng luôn trong tình trạng đau rát và khàn đặc. Giọng nói của người bệnh cũng có những thay đổi rõ rệt.
Tiếp đến, khi thở người bệnh có thể nghe thấy tiếng khò khè đi cùng với cảm giác hít thở không thông. Thường xuyên bị ho và nghiêm trọng hơn là ho ra máu tươi. Đây chính là những dấu hiệu phổ biến của bệnh ung thư phổi gây ra cho đường hô hấp. Những triệu chứng này là dấu hiệu cho thấy các tế bào ung thư phổi đã bắt đầu phát triển gây tổn thương đường hô hấp. Các tế bào ung thư này hình thành khối u và chèn ép lên phần dây khí quản gây nên tình trạng khó thở và đau tức lồng ngực. Đến cuối cùng sẽ gây ra tình trạng tràn dịch màng phổi vô cùng nguy hiểm.
Triệu chứng của ung thư phổi trên khắp cơ thể
Bên cạnh những tổn thương gây ra cho đường hô hấp thì ung thư phổi giai đoạn cuối còn ảnh hưởng rất lớn tới các bộ phận khác trên cơ thể. Bộ phận chịu ảnh hưởng đầu tiên chính là thực quản. Khi khối u phát triển lớn, nó sẽ chèn ép bộ phận thực quản khiến cho quá trình ăn uống trở nên khó khăn. Lâu dần tạo cảm giác chán ăn, đau tức ngực khi cố gắng nuốt thức ăn ở người bệnh.
Tế bào ung thư phổi khi bước vào giai đoạn cuối sẽ bắt đầu di căn mạnh mẽ. Khi ung thư di căn lên bộ phận não sẽ gây nên hiện tượng đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn. Ung thư chèn ép dây thần kinh cổ, ngực sẽ gây đau mỏi vai gáy. Di căn lên hệ tuần hoàn và tim sẽ dẫn đến tình trạng suy tim, ảnh hưởng hoạt động tuần hoàn máu trong cơ thể. Tác động đến vùng gan sẽ khiến da xanh xao, đau vùng gan... Sau cùng, khi đã di căn khắp các bộ phận trên cơ thể, khối u sẽ phá hủy triệt để các bộ phận. Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn, sụt cân nhanh và cơ thể dần mất đi sức sống.
Thông thường, khi ung thư phổi bước sang giai đoạn cuối, người bệnh đã bỏ qua thời gian vàng để chữa bệnh. Bởi vậy, tỷ lệ bệnh nhân có thể khỏi bệnh trong giai đoạn này là vô cùng hiếm. Các phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối hầu hết chỉ nhằm mục đích giúp người bệnh giảm thiểu đau đớn và kéo dài tuổi thọ đến mức có thể.
Thực hiện theo phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra: Khi ung thư phổi bước vào giai đoạn cuối, phương pháp điều trị được áp dụng nhiều nhất là phương pháp điều trị hỗ trợ. Phương pháp điều trị này giúp ngăn chặn các triệu chứng, làm giảm cơn đau và kéo dài sự sống cho người bệnh.
Trong giai đoạn này, cơ thể người bệnh bị các tế bào ung thư tấn công mạnh mẽ. Hầu hết các bộ phận trong cơ thể đều đã và đang bị tổn thương nặng nề. Cơ thể người bệnh trở nên xanh xao, sụt cân nhanh và nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể người bệnh khỏe hơn.
Lắng nghe những mong muốn của người bệnh về thực phẩm muốn được ăn. Tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt, cá, sữa, tôm... Đảm bảo thức ăn được chế biến ở chế độ dễ ăn và cơ thể dễ hấp thụ nhất.
Vận động cơ thể: Cơ thể mệt mỏi, lười vận động là biểu hiện của tất cả những người mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Tuy nhiên, nếu cứ nằm một chỗ, tình trạng khó thở, mệt mỏi của người bệnh sẽ càng tăng lên. Phương pháp tốt nhất là bạn nên đưa người bệnh đi dạo và thực hiện một số vận động nhẹ. Điều này sẽ giúp cho người bệnh có thể nâng cao sức khỏe, tạo cảm giác thông suốt khi hít thở và ăn uống.
Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tích cực: Tâm lý luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người. Khi mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, người bệnh không nên mất tinh thần và tuyệt vọng. Người bệnh nên giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Như vậy sẽ giúp cho bản thân trở nên thoải mái, giảm bớt sự đau đớn. Bên cạnh đó, việc giữ cho tinh thần thoải mái sẽ mang lại hỗ trợ rất lớn cho việc điều trị có kết quả tích cực hơn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
IVF Bảo Sơn mang đến cơ hội vàng cho 100 cặp vợ chồng với ưu đãi miễn phí thủ thuật IVF trị giá 54 triệu đồng. Đừng bỏ lỡ cơ hội hiện thực hóa giấc mơ làm cha mẹ.
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh mới đây tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi 22 tháng tuổi bị thủng ruột, sốc nhiễm khuẩn do nuốt phải hạt táo đỏ.
VTV.vn - Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, ngày 6/11/2024, Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt việc triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Các bác si Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên vừa tiến hành nối cẳng chân bị máy cưa cắt đứt rời cho nam bệnh nhân 71 tuổi.
VTV.vn - Để trả lời câu hỏi: “Nên ăn trước hay sau khi tập thể dục?”, các chuyên gia khuyên bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc chung dưới đây.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân nữ 81 tuổi, có khối u bướu giáp khổng lồ tồn tại 30 năm
VTV.vn - Nam bệnh nhân L.V.S. (65 tuổi, Hải Dương) có tiền sử khỏe mạnh, không có bất kỳ dấu hiệu vết thương hoặc xây xước nào trên cơ thể.
VTV.vn - Gout là một dạng viêm khớp khá phổ biến thường gây ra đau nhức, khó chịu. Do đó, việc tìm kiếm một giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ hiệu quả trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt vừa can thiệp kịp thời cứu một nam bệnh nhân còn rất trẻ, mới chỉ 31 tuổi nhưng đã bị nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Thoái hóa điểm vàng dễ gặp khi con người bước vào tuổi trung niên. Vì thế cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.
VTV.vn - Đó là trường hợp của nữ bệnh nhân N.H.M.T. (sinh năm 2000, quê Khánh Hòa) khi mắc phải căn bệnh Wilson thể gan - thần kinh hiếm gặp.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 42 tuổi, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) trong tình trạng đau ngực dữ dội..
VTV.vn - Gần đây, nhiều người đến bệnh viện cấp cứu do bị suy kiệt thể trạng, phù phổi dẫn đến hôn mê. Nguyên nhân là do nhiều ngày nhịn ăn và chỉ uống nước kiềm.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 56 tuổi (Hà Tĩnh) nhập Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.
VTV.vn - Trong tuần 44 (từ 28/10 - 3/11/2024), số ca mắc sởi ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh có dấu hiệu gia tăng ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi và nhóm từ 11 tuổi trở lên.