Nếu không triển khai các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn và không còn thuốc có hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng, thì các kỹ thuật điều trị như ghép tạng, hóa trị ung thư, quản lý bệnh tiểu đường và các can thiệp phẫu thuật lớn trở nên rất nguy hiểm. Bệnh nhân bị nhiễm trùng do vi khuẩn kháng thuốc gây ra sẽ làm diễn biến lâm sàng xấu hơn và nguy cơ tử vong khó tránh, mặt khác chắc chắn làm gia tăng chi phí điều trị.
Dưới đây là tình hình kháng thuốc đáng lo ngại mà Tổ chức Y tế thế giới đang cảnh báo trên toàn cầu:
Tình hình vi khuẩn kháng thuốc
- Tình hình kháng thuốc của vi khuẩn Klebsiella pneumoniae: vi khuẩn đường ruột phổ biến có thể gây nhiễm trùng nặng đe dọa đến tính mạng, đã trở nên nguy hiểm hơn khi vi khuẩn này đã kháng với loại kháng sinh được chọn lựa cuối cùng (carbapenem) và đã lan rộng đến tất cả các vùng trên thế giới. K. pneumoniae là nguyên nhân chính gây nhiễm trùng bệnh viện như viêm phổi, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng sơ sinh và nhiễm trùng ở những bệnh nhân đang được điều trị tại các khoa chăm sóc đặc biệt. Ở một số nước, kháng sinh carbapenem đã còn không hiệu quả ở hơn một nửa số bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng do K. pneumoniae.
- Tình hình kháng thuốc của vi khuẩn E. coli: đối với một trong những loại thuốc được sử dụng rộng rãi nhất trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu (fluoroquinolone) hiện nay đã rất phổ biến. Nhiều quốc gia trên thế giới, kháng sinh fluoroquinolone hiện nay không hiệu quả ở hơn một nửa số bệnh nhân.
- Tình hình kháng thuốc của vi khuẩn lậu cầu: thất bại điều trị với thuốc cuối cùng cho bệnh lậu (nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3) đã được xác nhận ở ít nhất 10 quốc gia, bao gồm: Úc, Áo, Canada, Pháp, Nhật Bản, Na Uy, Slovenia, Nam Phi, Thụy Điển và Vương quốc Anh và Bắc Ireland. Gần đây, Tổ chức Y tế thế giới đã cập nhật các hướng dẫn điều trị cho bệnh lậu để giải quyết tình trạng kháng thuốc mới nổi. Các hướng dẫn mới của Tổ chức Y tế thế giới không khuyến cáo sử dụng quinolone để điều trị bệnh lậu do mức kháng thuốc cao. Ngoài ra, các hướng dẫn điều trị nhiễm trùng chlamydia và giang mai cũng được cập nhật.
- Tình hình kháng thuốc của vi khuẩn tụ cầu vàng: thất bại điều trị với kháng sinh đầu tiên được chọn lựa trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do Staphlylococcus aureus, một nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng nặng trong các cơ sở y tế và cộng đồng, đã trở nên phổ biến. Những người bị nhiễm MRSA (Staphylococcus aureus kháng methicillin) ước tính có khả năng tử vong cao hơn 64% so với những người nhiễm tụ cầu không kháng thuốc.
- Tình hình kháng thuốc của vi khuẩn Enterobacteriaceae: colistin là phương pháp điều trị cuối cùng được chọn lựa cho các bệnh nhiễm trùng nặng đe dọa tính mạng do vi khuẩn Enterobacteriaceae kháng carbapenems. Tình hình kháng colistin gần đây đã được phát hiện ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ, điều này sẽ dẫn đến không còn khả năng điều trị khi bệnh nhân bị nhiễm trùng do vi khuẩn này.
Tình hình lao kháng thuốc
Trong năm 2014, có khoảng 480 000 trường hợp mắc bệnh lao đa kháng thuốc (multidrug-resistant tuberculosis - MDR-TB), một dạng bệnh lao kháng với 2 loại thuốc chống lao mạnh nhất. Chỉ khoảng 1/4 trong số này được phát hiện và báo cáo. Bệnh lao MDR-TB đòi hỏi đợt điều trị lâu hơn và kém hiệu quả hơn so. Trên toàn cầu, chỉ có một nửa số bệnh nhân lao MDR-TB được điều trị thành công trong năm 2014. Trong số các ca lao mới trong năm 2014, ước tính 3,3% trường hợp là đa kháng thuốc. Tỷ lệ này cao hơn ở những người điều trị lao so với trước đây khoảng 20%. Tình hình lao đa kháng với 4 loại thuốc chống lao (Extensively drug-resistant tuberculosis - XDR-TB) đã được xác định ở 105 quốc gia, ước tính có khoảng 9,7% người bị MDR-TB có kháng 4 loại thuốc.
Tình hình sốt rét kháng thuốc
Tính đến tháng 7/2016, kháng thuốc điều trị sốt rét P. falciparum đã được xác nhận ở 5 nước thuộc khu vực sông Mê Kông là Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Bệnh nhân sốt rét kháng artemisinin đều hồi phục hoàn toàn sau khi điều trị bằng một thuốc ACT (artemisinin-based combination therapies – ACT) có kèm thuốc đối tác hiệu quả. Tuy nhiên, dọc theo biên giới Campuchia-Thái Lan, P. falciparum đã trở nên kháng với hầu hết các loại thuốc sốt rét có sẵn, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Sự lây lan của các chủng sốt rét kháng thuốc sang các vùng khác trên thế giới có thể gây ra thách thức lớn về sức khỏe cộng đồng.
Tình hình HIV kháng thuốc
Trong năm 2010, ước tính có khoảng 7% người điều trị ARV (ART) ở các nước đang phát triển có HIV kháng thuốc. Ở các nước phát triển, con số này là 10–20%. Tăng mức độ HIV kháng thuốc có ý nghĩa kinh tế quan trọng vì chi phí điều trị theo phác đồ điều trị HIV bậc 2 và bậc 3 cao gấp 3 lần và 18 lần so với bậc 1. Kể từ tháng 9/2015, TCYTTG đã khuyến nghị mọi người nhiễm HIV bắt đầu điều trị ARV. Sử dụng ART nhiều hơn dự kiến sẽ tiếp tục tăng sức đề kháng ART ở tất cả các vùng trên thế giới. Để tối đa hóa hiệu quả lâu dài của phác đồ điều trị ARV bậc 1, và để đảm bảo rằng mọi người đang dùng phác đồ hiệu quả nhất, điều quan trọng là tiếp tục theo dõi sức đề kháng và giảm thiểu sự xuất hiện và lây lan của nó.
Tình hình virus cúm kháng thuốc
Thuốc điều trị virus rất quan trọng trong điều trị dịch cúm và đại dịch cúm. Cho đến nay, hầu như tất cả các virus cúm A lưu hành ở người đều kháng với một loại thuốc kháng virus, các chất ức chế M2 (amantadine và rimantadine). Tuy nhiên, tần suất đề kháng với oseltamivir - chất ức chế neuraminidase vẫn còn thấp (1-2%).
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.