Khi đưa bé đến khám, mẹ bé cho biết 2 ngày nay bé bú ít và quấy khóc nhiều lần trong ngày.
Qua quá trình khám bệnh, ngoài việc bụng chướng nhẹ, lừ đừ thì điều đặc biệt là bé không có bất kì triệu chứng gợi ý bệnh lý nào khác như bụng nề đỏ hay đi tiêu phân nhầy máu.
Sau khi thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, hội chẩn đa chuyên khoa, các bác sĩ chẩn đoán bé bị xoắn ruột do ruột xoay bất toàn và bé được phẫu thuật cấp cứu sau 1 giờ nhập viện.
Ca phẫu thuật kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ, các bác sĩ đã thực hiện tháo xoắn các quai ruột, mở rộng chân mạc treo, cắt dây chằng Ladd.
"Nếu bỏ qua ‘thời gian vàng’ để có thể cứu đoạn ruột bị xoắn, ruột có nguy cơ bị hoại tử phải cắt bỏ, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ và thậm chí nguy cơ tử vong do sốc nhiễm trùng, nhiễm độc là rất cao. May mắn bệnh nhi được chẩn đoán và xử trí kịp thời, khi ruột chưa bị hoại tử nên không phải cắt nối ruột trong cuộc phẫu thuật" - TS.BS Phạm Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 cho hay.
Theo TS.BS Phạm Ngọc Thạch, xoắn ruột có nhiều nguyên nhân nhưng xoắn ruột do ruột xoay bất toàn là một bệnh lý bẩm sinh ở trẻ, với tỷ lệ 1/6000, nghĩa là cứ khoảng 6.000 ca sinh sống thì có 1 ca phát hiện ruột xoay bất toàn. Khi còn là bào thai, ruột của em bé chưa xoay về đúng vị trí, có thể xoay giữa chừng rồi ngưng làm ruột xoắn dính, gây tắc ruột. Bệnh rất khó phát hiện ở trẻ sơ sinh do biểu hiện của bệnh khó nhận biết, dễ nhầm lẫn với việc nôn trớ thông thường nên trẻ thường nhập viện muộn. Nhiều trường hợp không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tình trạng xoắn ruột sẽ dẫn đến suy kiệt, sụt cân, mất nước, thậm chí suy gan và thận, nếu để lâu ruột sẽ bị xoắn dẫn đến hoại tử, nhiễm trùng, phải cắt bỏ ruột, nguy hiểm tính mạng.
BSCKI. Phan Nguyễn Ngọc Tú – Phòng Kế hoạch Tổng hợp cho biết: Trong 6 tháng đầu năm, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã tiếp nhận và điều trị hơn 60 trường hợp trẻ sơ sinh có tình trạng cấp cứu bụng ngoại khoa từ các bệnh viện sản và các bệnh viện tuyến dưới chuyển đến. Số ca xoắn ruột cần can thiệp phẫu thuật chiếm tỷ lệ gần 30%. Trong đó, số ca xoắn ruột gây hoại tử ruột cần phải cắt bỏ ruột chiếm 60-80%, do đa phần bệnh nhân nhập viện trễ quá "thời gian vàng" để cứu ruột.
Tỷ lệ thành công trong việc bảo tồn ruột khi trẻ bị xoắn ruột phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ nghiêm trọng của tình trạng xoắn, thời gian chẩn đoán và điều trị. Nhìn chung, chẩn đoán sớm và can thiệp phẫu thuật kịp thời có thể cải thiện đáng kể kết quả. Nếu được điều trị kịp thời, tỷ lệ thành công có thể khá cao, thường trên 90%. Tuy nhiên, nếu tình trạng không được xử lý nhanh chóng và ruột bị hoại tử, khả năng cứu được ruột sẽ giảm đi đáng kể.
Khi thấy trẻ có biểu hiện quấy khóc, nôn trớ nhiều, bụng chướng, đi ngoài ra máu mà không rõ nguyên nhân, gia đình cần sớm đưa trẻ tới bệnh viện để được điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được tự chữa trị cho trẻ tại nhà vì có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Xoắn ruột trên nền ruột xoay bất toàn là tình trạng nguy hiểm cần được can thiệp khẩn, với biểu hiện thường gặp là ói dịch mật trên một trẻ hoàn toàn khỏe mạnh trước đó. Chẩn đoán thường dựa trên siêu âm và X-quang thực quản dạ dày cản quang. Phương pháp phẫu thuật điều trị tiêu chuẩn hiện nay là phẫu thuật Ladd.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh nhân N.V.D. (60 tuổi, trú tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) nhập viện trong tình trạng rát miệng họng, không đau ngực, không đau bụng.
VTV.vn - Đang đi trên đường, bé trai (7 tuổi, trú tại Kiên Giang) bị tổ ong vò vẽ từ trên cây rơi xuống và đốt khoảng 70 vết.
VTV.vn - Dự kiến, ngày 14/9/2024, các túi thuốc đầu tiên sẽ bắt đầu vận chuyển đến Sở Y tế các tỉnh, thành để kịp thời hỗ trợ người dân.
VTV.vn - Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ và ngập lụt.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản về việc tăng cường công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Đây là chỉ đạo của PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai trong cuộc hội chẩn về 2 bệnh nhân trong vụ lũ quét tại bản Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) vừa tiếp nhận và cấp cứu kịp thời người bệnh T.H.H., 19 tuổi, trú tại Sơn Dương, Tuyên Quang, bị bỏng điện cao thế.
VTV.vn - Tính đến ngày 11/9, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có tất cả 16 cơ sở y tế bị thiệt hại ở mức độ khác nhau do hậu quả của bão lũ.
VTV.vn - Nhiều người cho rằng thêm baking soda vào nước có thể giảm trào ngược dạ dày, cải thiện sức bền, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến thận và giúp giảm cân.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa phẫu thuật thành công trường hợp u quái khổng lồ ở dạ dày bé sơ sinh 1 tháng tuổi.
VTV.vn - Bé trai 12 tuổi, sử dụng điện thoại khi đang sạc pin dẫn đến phát nổ khiến bàn tay trái bị dập nát, chấn thương nhiều vùng trên cơ thể.
VTV.vn - Để đảm bảo cung ứng đủ thuốc trong mùa mưa lũ, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 36.
VTV.vn - Ngày 11/9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai đã hội chẩn cấp cứu với Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để tìm phương án điều trị cho các bệnh nhân gặp nạn trong vụ sạt lở.
VTV.vn - Từ đầu năm đến nay, Khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp nhận 27 ca bệnh sởi, trong đó có 20 ca bị biến chứng viêm phổi, suy hô hấp.