Sai lầm thường gặp dễ cướp đi mạng sống khi bị đột quỵ não
Bác sĩ Phạm Văn Cường – Khoa Can thiệp mạch thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, hiện nay số lượng người bị đột quỵ ngày càng gia tăng, đáng nói là số người trẻ tuổi mắc bệnh chiếm tỷ lệ không hề nhỏ.
"Nhiều người vẫn nghĩ đột quỵ là căn bệnh ở người già trên 60 tuổi, nhưng thực tế thời gian gần đây, số người trẻ nhập viện vì đột quỵ ngày càng tăng. Tại Khoa Can thiệp mạch thần kinh, số bệnh nhân trẻ chiếm khoảng 20-30% (bệnh nhân dưới 50 tuổi), có những bệnh nhân 12 tuổi đã nhập viện vì đột quỵ do dị dạng mạch máu não", bác sĩ Cường cho hay.
Điều bác sĩ Cường hết sức cảnh báo đó là việc hiện có rất nhiều những quan điểm chưa đúng về đột quỵ, từ đó dẫn đến người bệnh mất cơ hội vàng điều trị và hệ lụy để lại là vô cùng nặng nề, thậm chí là tử vong.
Một số sai lầm thường gặp khi bị đột quỵ não:
- Cạo gió khi bị đột quỵ: Khi bệnh nhân bị đột quỵ thường có những biểu hiện như tê bì chân tay, liệt chân tay hoặc nửa người, mặt lệch, nói khó, chóng mặt, đau đầu… Nhiều người cho rằng người bệnh bị cảm và tiến hành đánh gió, cạo gió bằng nhiều cách. Tuy nhiên, việc cạo gió không có tác dụng khi bị đột quỵ, mà nó chỉ làm mất thời gian vàng điều trị.
- Châm kim vào đầu tay: Đây cũng là "mẹo" được truyền tai rất nhiều khi ai đó bị đột quỵ, tuy nhiên việc châm vào đầu ngón tay cho chảy máu không thể cứu được người bệnh, ngược lại còn khiến bệnh tình nặng hơn, vì cơn đau khi châm sẽ làm tăng huyết áp của bệnh nhân.
- Tự ý sử dụng các loại thuốc đông y: Với những người có tiền sử cao huyết áp hoặc bị đột quỵ, thường gia đình luôn chuẩn bị sẵn một vài viên thuốc đông y đắt tiền để phòng và sử dụng khi cần. Tuy nhiên, với đột quỵ não, việc uống loại thuốc này không đúng sẽ không có tác dụng thậm chí có hại cho người bệnh. Chính việc cho uống thuốc và nghĩ uống thuốc tốt là sẽ khỏi bệnh dẫn đến tâm lý chủ quan không đưa đi viện sớm, làm mất cơ hội điều trị tốt nhất cho người bệnh.
"Thực tế quá trình tiếp nhận, tôi gặp nhiều bệnh nhân đến viện trong tình trạng sống mũi, thái dương bị đỏ do cạo gió; đầu ngón tay tổn thương do châm kim chảy máu; hay có trường hợp răng vàng khè do dùng thuốc đông y…Với những trường hợp này, thường cơ hội hồi phục hoàn toàn là rất khó do mất thời gian vàng điều trị", bác sĩ Cường cảnh báo.
- Chờ bệnh nhân ổn định mới đưa đi viện: Với những trường hợp bị đột quỵ não nặng, rơi vào tình trạng hôn mê ngay lập tức thì người nhà càng phải đưa đi viện sớm. Tuy nhiên, đa số mọi người lại sợ đưa đi như vậy máu chảy nhiều hơn và tử vong nhanh hơn và chờ bệnh nhân ổn định mới đưa tới viện. Đây là sai lầm nghiêm trọng và khiến bệnh nhân mất đi cơ hội điều trị kịp thời.
- Truyền bá tư tưởng sai về điều trị đột quỵ: Hai vấn đề hay gặp nhất đó là thực dưỡng đánh bay đột quỵ và tập luyện theo môn phái để điều trị đột quỵ.
"Tôi đã từng có bệnh nhân vào viện điều trị và được chỉ định dùng thuốc thường xuyên, tuy nhiên khi về nhà nghe lời đồn tập môn thể dục theo môn phái mới được nhiều người rỉ tai nhau. Tuần đầu tiên tập sức khỏe ổn hơn nên bệnh nhân bỏ luôn dùng thuốc. Sau khi ngừng thuốc chưa đến 1 tuần thì bị đột quỵ, may mắn nhà ở Hà Nội nên được đưa vào viện sớm và giữ lại được tính mạng. Sau đó bệnh nhân sợ không dám tập luyện môn phái ấy nữa", bác sĩ Cường kể lại.
- Nhầm lẫn so với bệnh khác: Đột quỵ não nhẹ có những triệu chứng giống với liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên (phong hàn) nên nhiều người đi tìm phương pháp điều trị chưa đúng. Do vậy, khi có các triệu chứng như méo mặt, khó nói, ăn rơi vãi cần đến viện gấp để bác sĩ thăm khám và tìm nguyên nhân chính xác.
- Chủ quan đợi xem tự hồi phục không: Đây là sai lầm thường gặp ở những người bị đột quỵ nhẹ như có cơn chóng mặt, đau đầu hoặc bị tê bì chân tay, mệt mỏi nhưng chủ quan vào giường nằm ngủ một giấc xem có khỏe lại không. Đáng tiếc, đa số các trường hợp khi tỉnh dậy đã ở trong tình trạng nặng hoặc rất nặng, đến viện mất đi cơ hội điều trị trong giờ vàng.
"Cách đây một thời gian, có một trường hợp nam bệnh nhân tối hôm trước cảm thấy chóng mặt nhưng chủ quan vào giường nằm nghỉ, đợi sáng hôm sau xem có đỡ không. Sáng hôm sau người nhà phát hiện đã ở trong tình trạng hôn mê nên vội đưa vào viện. Đáng tiếc, trường hợp này vào viện quá muộn, dù được các bác sĩ nỗ lực cứu chữa nhưng bệnh nhân đã tử vong sau 3 ngày do đột quỵ não quá nặng.
Hay một trường hợp khác là nữ bệnh nhân 72 tuổi, tối hôm trước bị liệt nhẹ, nói khó nhưng chủ quan không đến viện, sáng hôm sau tỉnh dậy đã trong tình trạng lơ mơ. Vào viện qua chụp chiếu tình trạng xuất huyết nửa bán cầu não và quá giờ vàng điều trị. May mắn sau đó bệnh nhân vẫn được cứu sống nhưng bị liệt hoàn toàn", bác sĩ Cường cho hay.
Theo bác sĩ Cường, giờ vàng điều trị đột quỵ tùy phương pháp sẽ ở trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tiếng. Với người bệnh đưa đến sớm trong khoảng từ 3 cho đến 4,5 tiếng khi bị đột quỵ các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tiêu sợi huyết để làm tan cục máu đông. Ngoài ra có một phương pháp khác là đưa dụng cụ chuyện dụng vào vùng tổn thương để lấy cục máu đông ra và chỉ định này chỉ có thời gian trong vòng 6 tiếng từ khi bị đột quỵ.
"Nếu quá thời gian này thì não tổn thương rất nhiều và không có chỉ định can thiệp như đã nói trên, khi đó não cũng không có khả năng phục hồi vì khi bị tắc mạch máu não, mỗi phút trôi qua sẽ có 2 triệu tế bào não bị chết đi", bác sĩ Cường thông tin.
Hãy thay đổi lối sống để phòng đột quỵ
Theo bác sĩ Cường, với đột quỵ não, nhất là với người trẻ thì nguyên nhân thường do những nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân đầu tiên là do các bất thường về mạch máu não, các dị dạng mạch có thể bị vỡ ra gây xuất huyết não, hoặc tắc mạch não gây nhồi máu ở những bệnh nhân bị bệnh lý hẹp mạch não tiến triển (Moyamoya).
- Nguyên nhân thứ hai là do có vấn đề về tim mạch. Nguyên nhân này trước đây ít gặp nhưng giờ hay gặp hơn, đó là do những rối loạn nhịp, hoặc bệnh lý van tim… sẽ tạo thành những huyết khối trong tim và di chuyển lên trên não gây tắc mạch và đột quỵ.
- Nguyên nhân thứ ba rất đáng báo động hiện nay, đó là do những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày như những người có thói quen hút thuốc, uống rượu, thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh… từ đó gây rối loạn chuyển hóa mỡ máu sớm, cao huyết áp, béo phì…
"Tôi đã gặp một trường hợp là nam bệnh nhân mới 40 tuổi, là chủ một chuỗi hàng ăn nhập viện trong tình trạng liệt nửa người, do tổn thương mạch máu nhỏ. Khai thác tiền sử mỗi ngày bệnh nhân hút 2 bao thuốc, uống gần 1 lít rượu vì tiếp khách nhiều.
Khi vào viện đã ở trong tình trạng muộn (bị từ tối hôm trước, hôm sau mới vào viện) nên chỉ điều trị nội khoa. May mắn sau đó, bệnh nhân này còn trẻ nên tập phục hồi chức năng đáp ứng tốt, không phải ngồi xe lăn cả đời", bác sĩ Cường chia sẻ.
- Nguyên nhân thứ tư hiếm gặp hơn, có thể gặp ở những phụ nữ dùng thuốc tránh thai kéo dài, nạo hút thai, phụ nữ sau sinh... dẫn tới nguy cơ tăng đông máu và gây tắc tĩnh mạch não.
"Tóm lại, với đột quỵ não có 2 nhóm nguyên nhân chính, thứ nhất là những yếu tố nguy cơ không thay đổi được đó là bệnh lý tim mạch, tiểu đường, huyết áp, rối loạn chuyển hóa. Thứ hai là nhóm có thể thay đổi được đó là liên quan đến lối sống, cách sinh hoạt như hút thuốc, uống rượu, ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, thức khuya, lười vận động. Nhóm này các bạn trẻ mắc rất nhiều, do vậy cần phải thay đổi để phòng tránh đột quỵ não nói riêng và các bệnh lý khác nói chung", bác sĩ Cường chia sẻ.
Quy tắc FAST để nhận biết và cấp cứu nhanh người bị đột quỵ
- F (Face): Đầu tiên là biến đổi ở mặt, bệnh nhân có thể liệt mặt, méo miệng, nhân trung lệch đi, biểu hiện rõ khi bệnh nhân cười, nhe răng.
- A (Arm): Yếu liệt tay chân. Đánh giá bệnh nhân có bị yếu hoặc liệt một bên hay không bằng cách yêu cầu bệnh nhân đưa hai tay lên cao. Bệnh nhân không nâng tay lên được, nếu nâng được cũng rất khó.
- S (Speech): Ngôn ngữ bất thường, nói khó.
- T (Time): Khi xuất hiện bất kỳ các triệu chứng trên một cách đột ngột hãy nhanh chóng gọi cấp cứu, đưa bệnh nhân đến bệnh viện có điều trị đột quỵ gần nhất.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Hội thảo Khoa học về vai trò của Vitamin D3 và K2 trong việc cải thiện mật độ xương và tăng trưởng chiều cao ở trẻ em vừa được tổ chức.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân nữ 81 tuổi, có khối u bướu giáp khổng lồ tồn tại 30 năm
VTV.vn - Nam bệnh nhân L.V.S. (65 tuổi, Hải Dương) có tiền sử khỏe mạnh, không có bất kỳ dấu hiệu vết thương hoặc xây xước nào trên cơ thể.
VTV.vn - Gout là một dạng viêm khớp khá phổ biến thường gây ra đau nhức, khó chịu. Do đó, việc tìm kiếm một giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ hiệu quả trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt vừa can thiệp kịp thời cứu một nam bệnh nhân còn rất trẻ, mới chỉ 31 tuổi nhưng đã bị nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Thoái hóa điểm vàng dễ gặp khi con người bước vào tuổi trung niên. Vì thế cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.
VTV.vn - Đó là trường hợp của nữ bệnh nhân N.H.M.T. (sinh năm 2000, quê Khánh Hòa) khi mắc phải căn bệnh Wilson thể gan - thần kinh hiếm gặp.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 42 tuổi, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) trong tình trạng đau ngực dữ dội..
VTV.vn - Gần đây, nhiều người đến bệnh viện cấp cứu do bị suy kiệt thể trạng, phù phổi dẫn đến hôn mê. Nguyên nhân là do nhiều ngày nhịn ăn và chỉ uống nước kiềm.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 56 tuổi (Hà Tĩnh) nhập Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.
VTV.vn - Trong tuần 44 (từ 28/10 - 3/11/2024), số ca mắc sởi ghi nhận tại TP Hồ Chí Minh có dấu hiệu gia tăng ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi và nhóm từ 11 tuổi trở lên.
VTV.vn - Một ngư dân đang đánh bắt hải sản trên biển thì bất ngờ bị thương được lực lượng Cảnh sát biển 3 cứu kịp thời đưa vào đất liền điều trị.
VTV.vn - Mỗi khi giao mùa hay trở lạnh, cha mẹ lo lắng con mắc bệnh hô hấp, gây khó chịu và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc đúng cách.
VTV.vn - Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh vừa phê duyệt khoản viện trợ từ Tổ chức Smile Train, Inc. nhằm triển khai dự án "Hỗ trợ điều trị trẻ em bị khe hở môi - vòm miệng".
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu và điều trị thành công cho một bệnh nhân nữ 75 tuổi, nhập viện trong tình trạng đau ngực dữ dội.