Lá phổi xanh của Trái Đất đang bị tàn phá

Hoàng Long (Ban Thời sự)-Chủ nhật, ngày 03/09/2017 20:34 GMT+7

Một mảng rừng Amazon bị phá hoại

VTV.vn - Rừng Amazon - lá phổi xanh của thế giới đang bị tàn phá nghiêm trọng. Băng chứng là diện tích rừng Amazon bị tàn phá trong năm 2016 đã tăng 29% so với năm 2015.

Rất nhiều nguy cơ đang đặt ra đối với Thế giới khi rừng Amazon bị tàn phá, từ vấn đề đa dạng sinh học cho tới nguy cơ biến đổi khí hậu.

Đốt rừng làm đất nông nghiệp là cảnh tượng đã trở nên phổ biến ở phần rừng Amazon tại Brazil. Trong hàng chục năm qua, người dân sống gần Amazon đã phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang đất canh tác để sản xuất nông nghiệp, khai hoang những vùng đất mới. 8.000km2 diện tích rừng Amazon bị tàn phá trong năm 2016.

Rừng nhiệt đới Amazon được coi là một trong những nơi quan trọng nhất bảo vệ thế giới tự nhiên, chống lại sự nóng lên toàn cầu vì khả năng hấp thụ một lượng lớn khí CO2. Khoảng 75% lượng khí thải của Brazil - quốc gia xả thải lớn thứ 6 thế giới được Amazon hấp thụ.

Cùng với vấn đề môi trường, các nhà môi trường e ngại về sự mất đi tính đa dạng sinh học từ việc phá hủy rừng bởi Amazon là khu dự trữ sinh quyển lớn nhất thế giới. Nếu rừng Amazon biến mất, kéo theo sự diệt chủng của rất nhiều loài động, thực vật. Điều này sẽ làm thế giới mất đi nguồn gen quan trọng, tác động mạnh mẽ đến chuỗi thức ăn, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực thế giới.

Các nhà khoa học cảnh báo nhiều vùng rừng Amazon đang đối diện với nguy cơ bị tàn phá nặng nề hoặc có thể biến mất vào năm 2030 do biến đổi khí hậu và nạn phá rừng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước