Quyết định được đưa ra khi Nhật Bản phải đối mặt với áp lực lạm phát lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ.
Trong giai đoạn đầu, Chính phủ do Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của Thủ tướng Fumio Kishida lãnh đạo đặt mục tiêu đưa ra các gói cứu trợ trị giá 1,5 nghìn tỷ Yen (11,7 tỷ USD).
Khoản ngân sách trên gồm các khoản chi trị giá 50.000 Yen tiền mặt một lần cho mỗi trẻ em sống trong các gia đình có thu nhập thấp và mở rộng trợ cấp cho những công ty bán buôn nhiên liệu.
Theo dự thảo, liên minh cầm quyền, đối mặt với cuộc bầu cử thượng viện diễn ra vào ngày 10/7 khi nền kinh tế phát triển và cử tri phải vật lộn để đối phó với chi phí năng lượng tăng cao, hướng tới mục tiêu đảm bảo nguồn cung dầu và thực phẩm cơ bản ổn định.
Tin tức về khoản ngân sách bổ sung với tổng giá trị ước tính lên tới 2,7 nghìn tỷ Yen (21 tỷ USD) đã gây bất ngờ.
Khoản ngân sách bổ sung với tổng giá trị ước tính lên tới 2,7 nghìn tỷ Yen (21 tỷ USD). (Ảnh: Reuters)
Một phần của khoản ngân sách này sẽ được sử dụng cho các biện pháp khẩn cấp và phần còn lại dành để bù đắp tác động của việc tăng chi phí nhiên liệu và các sản phẩm khác. Hơn 1.000 tỷ Yen được sử dụng để duy trì chương trình trợ cấp nhiên liệu hiện nay từ tháng 6 đến tháng 9.
Gói này dự kiến sẽ được trình lên Quốc hội Nhật Bản để thông qua vào tháng 5.
Hiện đồng Yen đang được giao dịch ở mức thấp nhất trong 20 năm so với đồng USD.
Do ảnh hưởng của cuộc chiến ở Ukraine và chi phí nhiên liệu tăng cao, áp lực lạm phát ở Nhật Bản hiện đang gia tăng. Trong khi CPI lõi vẫn ở mức thấp, chỉ 0,6% so với cùng kỳ tháng 2/2021 vào tháng Hai, chi phí năng lượng đã tăng 20,5% trong tháng 2/2022, trong khi lạm phát giá bán buôn lên tới 9,5% vào tháng 3.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!