Kế hoạch về mùa giải đầu tiên của ông với bóng đá Việt Nam sẽ thế nào? Theo ông thì việc gì cần phải giải quyết đầu tiên?
Ông Kazuyoshi Tanabe – Chuyên gia bóng đá Nhật Bản: Tôi nghĩ rằng để trả lời đầu tiên sẽ làm gì và làm thế nào thì có lẽ còn hơi sớm. Tôi đang tìm hiểu và nằm bắt hiện trạng các CLB, cụ thể là sau khi xem xong trận siêu cup ở Đà Nẵng, tôi sẽ bắt đầu khảo sát CLB này, bắt đấu từ vấn đề đào tạo trẻ.
‘ Ông Kazuyoshi Tanabe – Chuyên gia bóng đá Nhật Bản (Ảnh: Goal)
Tôi sẽ dành nhiều thời gian để từng bước tìm hiểu từng CLB ở Việt Nam rồi tiến lên cấp ĐT trẻ và ĐTQG. Từ đó, tôi sẽ đưa ra được lộ trình cũng như phác thảo định hướng. Mục tiêu lớn nhất của tôi là làm sao để kéo người hâm mộ bóng đá Việt Nam trở lại với sân bóng và ủng hộ cho bóng đá. Một mục tiêu khác là đưa ĐT Việt Nam đạt tới đẳng cấp châu lục. Dĩ nhiên ở đây có nhiều cách làm, hiện tại tôi chưa thể nói cụ thể được.
Ông có biết về việc bóng đá Việt Nam đã và đang trải qua cuộc khủng hoảng khi các nhà tài trợ rút lui hay tình trạng một ông chủ hai đội bóng… ?
Ông Kazuyoshi Tanabe – Chuyên gia bóng đá Nhật Bản: Những vấn đề mà bạn nêu ra thì tôi cũng đã biết và nghe cả ông Võ Quốc Thắng tâm sự. Cách đây 15 năm, một vài CLB của Nhật cũng gặp khó khăn tượng tự khi ông chủ của họ gặp khó khăn trong kinh tế. Đó là vấn đề mà bất cứ quốc gia nào làm bóng đá cũng gặp phải dù lớn hay nhỏ. Tôi nghĩ điều quan trọng là các bạn không được chán nản Tôi biết bóng đá Việt Nam đang gặp khó khăn nhưng đó là khi các bạn chưa thể đưa ra được một lộ trình đúng đắn và xuyên suốt. Gần đây, các bạn đang cố gắng làm lại, đó là lý do tôi có mặt ở đây.
‘ "Ngoại binh" K.Tanabe của VPF sẽ mang đến cho bóng đá Việt Nam những điều mới mẻ? (Ảnh: BBĐ)
Với những đặc điểm vừa nêu, ông có những so sánh gì về bóng đá Việt Nam với bóng đá Nhật Bản hồi đầu lên chuyên nghiệp?
Ông Kazuyoshi Tanabe – Chuyên gia bóng đá Nhật Bản: Thực sự trong thời gian đầu thực hiện mô hình bóng đá chuyên nghiệp ở Nhật Bản, chúng tôi cũng gặp khá nhiều vấn đề như bóng đá Việt Nam. Chúng tôi rút ra được là: Một đội bóng, một CLB không thể phụ thuộc vào 1 hay 2 ông chủ. Đội bóng đó phải là của 1 địa phương nào đó và người dân ở đó tất nhiên phải yêu đội bóng này hết mình.
Trước đây, có một vài trường hợp các CLB của Nhật Bản cũng phá sản. Ví dụ như đội Yokohama bị 1 doanh nghiệp rút tài trợ, CLB phá sản. Lúc đó, người dân Yokohama đã đứng ra thành lập 1 hội cổ động viên giúp sức và duy trì để bây giờ là Yokohama FC vẫn đang thi đấu ở J-league. Đối với các CLB bóng đá chuyên nghiệp Nhật Bản thì họ cũng cần 1 hay 2 doanh nghiệp đứng ra tài trợ chính. Nhưng đó không phải là nguồn thu quan trọng nhất, vì CLB còn bán vé, điều đó ở Nhật rất quan trọng để CLB có thể lấy bóng đá nuôi bóng đá.
Ngoài ra, cũng như các nước ở châu Âu, các CLB còn có nguồn thu từ các nhà tài trợ đăt logo, bảng trên trang phục, ngoài sân, bản quyền truyền hình… Cho đến vài năm trước, một số CLB của Nhật Bản vẫn còn phụ thuộc vào các ông bầu nhưng hiện tại không còn vấn đề đó nữa. Chúng tôi nghĩ, doanh ngghiệp chỉ góp phần giúp đội bóng mạnh hơn chứ không thể đóng vai trò quan trọng nhất nhất cho sự tồn tại của 1 đội bóng
Xin cảm ơn ông.
Quý vị và các bạn có thể theo dõi cuộc trò chuyện này trong chương trình Ấn tượng Thể thao 7 ngày tại đây