1,7% thị phần vận tải hàng hóa là con số rất đáng nói với vận tải đường sắt khi còn quá nhỏ bé so với 77% của vận tải đường bộ. Đáng buồn là ngành đường sắt có mặt rất lâu đời ở Việt Nam và trước kia đóng vai trò chủ yếu trong vận chuyển hàng hóa ở nước ta. Nhưng giờ đây, khi nhu cầu vận tải càng lớn, thị phần của đường sắt càng "teo" đi.
Mặc dù Bộ Giao thông - Vận tải và các địa phương đã tổ chức hoạt động vận tải theo hướng hợp lý hơn, hiệu quả hơn nhưng vận tải đường bộ vẫn chiếm tới 77% nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách. Vận tải đường sắt và đường thủy nội địa vẫn còn "lẹt đẹt". Sự mất cân đối này đã và đang gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng, tiêu cực trong đời sống, kinh tế.
Thị phần hành khách và vận tải hàng hóa của các loại hình
Không tính vận tải hàng không thì chi phí vận tải đường bộ cao nhất, chi phí đường thủy chỉ bằng 30% đường bộ còn chi phí vận tải đường sắt dù rẻ hơn đường bộ 10% nhưng theo nhiều chuyên gia thì vẫn ở mức cao do việc quản lý chưa thực sự tốt. Hầu hết hệ thống hạ tầng kỹ thuật lạc hậu, xuống cấp. Với những nước khác như Nhật Bản, vận tải đường sắt chiếm 35% và trong tương lai có thể lên tới 40% với tốc độ phát triển của đường sắt.
Vậy ngành đường sắt Việt Nam cần làm gì để cải thiện tình trạng này?
Cùng tham gia bình luận về chủ đề này trong chương trình Vấn đề hôm nay ngày 9/9 là ông Vũ Anh Minh Chủ tịch hội đồng thành viên Tổng công ty đường sắt Việt Nam.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!