Trung Quốc: Từ công xưởng thế giới thành ông chủ công nghệ toàn cầu

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 07/04/2016 06:46 GMT+7

VTV.vn-Trước cơn sốt thâu tóm công ty nước ngoài của doanh nghiệp Trung Quốc, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng quốc gia này đang thực hiện chiến lược làm chủ công nghệ thế giới.

Làn sóng thâu tóm doanh nghiệp nước ngoài từ doanh nghiệp Trung Quốc được cho là đang mạnh chưa từng có từ trước tới nay. Chỉ trong quý I/2016, giá trị thương vụ mua lại từ các doanh nghiệp Trung Quốc đã lên tới hơn 100 tỉ USD, gần bằng của cả năm 2015. Nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới đã về tay các công ty Trung Quốc.

Theo các nhà phân tích kinh tế, làn sóng thu mua công ty nước ngoài của các công ty Trung Quốc sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới nhờ sự hỗ trợ từ Chính phủ. Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng thấp nhất trong 25 năm qua, bản thân các công ty nước này đang muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở bên ngoài. Bên cạnh đó, điều khiến doanh nghiệp Trung Quốc gia tăng mua lại doanh nghiệp nước ngoài còn bởi lo ngại đồng Nhân dân tệ có thể tiếp tục mất giá trong thời gian tới. Các công ty đẩy mạnh mua lại tài sản ở bên ngoài để bảo toàn vốn.

Có thể thấy, từ vai trò là một công xưởng của thế giới, Trung Quốc đang tung ra số dự trữ ngoại hối khổng lồ để mua lại công ty lớn tại phương Tây cùng các công nghệ của họ. Cơn sốt mua sắm này không chỉ là hành động tự phát từ các công ty Trung Quốc, nó còn nằm trong chiến lược phát triển lâu dài nhằm chuyển đổi mô hình kinh tế Trung Quốc và xa hơn nữa, đó là chiến lược làm chủ công nghệ thế giới và những địa bàn chiến lược của kinh tế toàn cầu.

Trước bối cảnh các công ty Trung Quốc đẩy mạnh vươn ra nước ngoài, các quốc gia phương Tây vừa thể hiện thái độ hoan nghênh vì điều đó giúp tạo ra việc làm cho họ, vừa tỏ ra thận trọng.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước