Đại diện Lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh nhi 15 tuổi (sinh năm 2007, trú tại xã Mai Lâm, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá) mắc bệnh Whitmore đã tử vong vào đêm qua (11/11), trong tình trạng suy đa tạng, hoại tử ruột.
Trước đó, bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương vào ngày thứ 12 sau khi khởi phát trong tình trạng nặng; phổi tổn thương, suy hô hấp, vẫn còn ban sẩn xuất huyết ở 2 bàn tay, trẻ tiếp tục được thở máy, duy trì vận mạch, sử dụng IVIG, tiến hành lọc máu, xét nghiệm tìm căn nguyên.
Mẫu cấy máu ngay từ khi vào viện đã phát hiện ra trực khuẩn gram âm Burkholderia pseudomallei vào ngày 3/11. Các bác sĩ đã chẩn đoán bệnh nhi bị shock nhiễm khuẩn/suy đa tạng/Whitmore.
Được biết hai ngày trước khi khởi phát, bệnh nhi đi học về và bị dầm nước mưa, sốt cao liên tục 4 ngày, ho, nổi sẩn ban kèm đau tức ngực phải, đau bụng... Bệnh nhi được điều trị tại 2 bệnh viện địa phương và chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương vào ngày thứ 12 của bệnh. Mặc dù các bác sĩ tận tình chăm sóc, điều trị nhưng bệnh nhi đã không qua khỏi...
Lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung ương cũng cho biết, tại đây đang điều trị cho một trường hợp khác mắc Whitmore là bé trai 10 tuổi (SN 2012) ở tại xã Yên Mỹ, huyện Nông Cống. Đến thời điểm này, các tổn thương khu trú của bệnh nhi có khả năng kiểm soát dễ hơn.
Trước đó, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, theo báo cáo của Bệnh viện Nhi Trung ương và của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã nghi nhận 3 trường hợp mắc bệnh Whitmore (tên gọi khác là bệnh Melioidosis) do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra, trong đó có 2 trường hợp là trẻ em tại thị xã Nghi Sơn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa và 1 trường hợp là người lớn tại huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.
Đây tuy là bệnh không thường gặp, không gây thành dịch, nhưng bệnh cảnh thường tiến triển nặng, có tỷ lệ tử vong cao, nhất là ở những đối tượng có nguy cơ cao. Điều kiện vệ sinh môi trường bị ô nhiễm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, nên có thể tiếp tục ghi nhận thêm nhiều trường hợp mắc bệnh Whitmore.
Dự báo sẽ tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp mắc trong thời gian tới ở nhiều địa phương, nhất là tại các khu vực có điều kiện vệ sinh môi trường bị ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, làm sạch hoàn toàn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn và thực hiện ăn chín uống chín…
Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng bệnh Whitmore như sau:
1) Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng, trước khi ăn.
2) Thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết.
3) Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm.
4) Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn.
5) Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.
6) Những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễm dịch... cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
7) Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm đối với các sản phẩm rượu.
VTV.vn - Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, việc sử dụng Oresol không đúng cách có thể gây tác dụng phụ và làm trầm trọng thêm tình trạng của trẻ.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng tiếp nhận 2 bệnh nhân có hành vi tự gây thương tích trong tình trạng nặng nề: 1 bệnh nhân tự đâm vào vùng bụng, đầu; 1 bệnh nhân tự cắt cổ.
VTV.vn - Khi các bệnh viện tuyến đầu đang trong tình trạng quá tải thì Y tế dự phòng đang trở thành mối quan tâm lớn trong xã hội và thị trường ngành sức khỏe
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa thực hiện cứu sống một trường hợp trẻ sơ sinh bị tổn thương não do bị ngạt khi sinh bằng phương pháp hạ thân nhiệt chỉ huy.
VTV.vn - Ngày 25/12, gia đình hai người bệnh chết não tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã đồng lòng quyết định hiến tạng của người thân để giúp nhiều người bệnh hiểm nghèo.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai) vừa tiếp nhận cấp cứu cho nam bệnh nhân 16 tuổi, bị thương do tai nạn pháo nổ.
VTV.vn - Đơn vị Cấp cứu 115 - Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai vừa xử trí cấp cứu thành công cho bệnh nhi 9 tháng tuổi bị ngưng hô hấp tuần hoàn do sặc cháo.
VTV.vn - Sáng 26/12, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025.
VTV.vn - Đơn vị nội soi tiêu hóa Bernard đã giúp phát hiện nhiều trường hợp tổn thương tiền ung thư và ung thư giai đoạn sớm ngay cả khi bệnh nhân không có dấu hiệu bất thường.
VTV.vn - Hơn 3 tháng trở lại đây, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa ghi nhận sự gia tăng đột biến của các ca bỏng điện cao thế xảy ra trong quá trình đi câu cá.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa vừa cứu sống bệnh nhi 8 tháng tuổi mắc sởi biến chứng viêm cơ tim cấp.
VTV.vn - Đầu tháng 12/2024, Khoa Hồi sức Thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận điều trị bệnh nhân nam 45 tuổi, bị thương tích nặng vùng đầu, mặt do pháo nổ.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An đã tiếp nhận nhiều trường hợp bị rắn lục đuôi đỏ cắn.
VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật nối liền cổ chân bị đứt rời cho một bệnh nhân nam 34 tuổi, ở Phú Thọ.