Nguyên nhân gây bệnh
Cho tới nay vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể gây ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên có một vài yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh:
Độ tuổi: Ung thư tuyến tiền liệt thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn.
Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt càng lớn
- Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người thân mắc ung thư tuyến tiền liệt thì nguy cơ mắc bệnh gia tăng gấp 2-3 lần so với người bình thường. Nếu có từ 2 người trở lên thì nguy cơ gia tăng gấp 5 lần.
- Chế độ dinh dưỡng: Ung thư tuyến tiền liệt thường tăng lên cùng với hàm lượng chất béo có trong chế độ ăn hàng ngày.
- Các yếu tố khác như nồng độ hormon testosterone cao, nghề nghiệp phơi nhiễm với Cadmi, người mắc bệnh gan mạn tính.
Biểu hiện bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt thường biểu hiện bằng các rối loạn tiểu tiện như:
- Tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu, tiểu ra máu
- Có máu trong nước tiểu
- Đau lưng, đau hông
- Đau vùng khung chậu
- Giảm cân không rõ lý do
Ung thư tuyến tiền liệt sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiểu tiện, sút cân, mệt mỏi
Ung thư tuyến tiền liệt có thể phát hiện sớm
Có thể phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt bằng nhiều cách:
- Thăm khám trực tràng bằng tay: Bác sĩ sẽ sử dụng một ngón tay đeo găng để kiểm tra trực tràng.
- Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư PSA: Nếu PSA của bạn nhỏ hơn 4ng/ml, khả năng bạn bị ung thư tiền liệt tuyến là 15%. Nếu bạn có PSA vào khoảng từ 4 đến 10, khả năng bị bệnh là 25%. Còn PSA cao hơn 10, nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến lên đến 67%
- Siêu âm qua ổ bụng hoặc qua đầu dò trực tràng và sinh thiết nếu có nghi ngờ tổn thương
- Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ vùng bụng, vùng khung chậu để phát hiện ung thư và đánh giá mức độ xâm lấn.
Sinh thiết là biện pháp chẩn đoán xác định bệnh
Nếu nghi ngờ mắc ung thư tuyến tiền liệt, sinh thiết là biện pháp duy nhất giúp khẳng định chắc chắn bệnh. Phần lớn các trường hợp sinh thiết được tiến hành bằng cách đâm kim sinh thiết xuyên qua thành trước trực tràng để lấy ra một mẫu mô bướu tuyến tiền liệt. Việc sử dụng siêu âm hướng dẫn giúp cho việc sinh thiết chính xác hơn.
Một số ít các trường hợp, sinh thiết tuyến tiền liệt xuyên qua tầng sinh môn cũng giúp chẩn đoán chính xác bệnh. Thủ thuật này tương đối đơn giản, ít sang chấn và chỉ cần gây tê tại chỗ.
Sinh thiết giúp bác sĩ đánh giá loại bệnh, mức độ di căn của bệnh trong cơ thể. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Theo các bác sĩ Bệnh viện Thu Cúc, điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng phương pháp nào còn tùy thuộc vào giai đoạn của ung thư, các triệu chứng, tuổi tác và sức khỏe tổng quát của người.
Phẫu thuật là một trong những phương pháp thường được áp dụng trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Hiện nay, để điều trị ung thư tuyến tiền liệt thì cần áp dụng các phương pháp như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc điều trị nội tiết.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt nếu khối u vẫn khu trú tại chỗ.
- Hóa trị: Hóa trị được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của bệnh ung thư tuyến tiền liệt nếu các phương pháp điều trị khác cho thấy không hiệu quả.
- Xạ trị: Sử dụng các tia bức xạ năng lượng cao tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này được áp dụng khi khối u vẫn khu trú hoặc nhằm mục đích giảm đau trong di căn xương.
- Điều trị nội tiết tố: Phương pháp này được sử dụng để điều trị ung thư đã lan ra bên ngoài tuyến tiền liệt, chống lại ảnh hưởng của hoc-môn testosterone và làm chậm sự phát triển của khối u.
Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần đi khám để có phương pháp điều trị phù hợp.
VTV.vn - Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới.
VTV.vn - Sau một mối tình tan vỡ, bạn cần tìm cách để vượt qua chiếc bóng đen trong tâm trí để hướng đến những điều tốt đẹp phía trước.
VTV.vn - Làm sao bạn có thể nhận ra những dấu hiệu cho thấy lượng đường tiêu thụ đang vượt khỏi tầm kiểm soát? Các chuyên gia có những khuyến cáo cụ thể cho tình trạng này.
VTV.vn - Thời điểm giao mùa khiến những người bị viêm mũi dị ứng trở nên nhạy cảm hơn.
VTV.vn - Bác sĩ Eric Berg, chuyên gia về tim mạch, tại Viện Y tế Hoa Kỳ (NIH) đã chia sẻ một số triệu chứng có thể xuất hiện trong những ngày trước khi đột quỵ.
VTV.vn - Để trả lời câu hỏi: “Nên ăn trước hay sau khi tập thể dục?”, các chuyên gia khuyên bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc chung dưới đây.
VTV.vn - Theo một nghiên cứu năm 2017, chuột rút chân ban đêm khá phổ biến, với khoảng 30% người trưởng thành gặp tình trạng này mỗi tháng.
VTV.vn - Môi trường sống và làm việc thường xuyên bật máy lạnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.
VTV.vn - Theo các chuyên gia, đốt các hợp chất có chứa hương liệu sản sinh ra nhiều vật chất dạng hạt gây hại hơn so với thuốc lá.
VTV.vn - Có rất nhiều thói quen lười biếng trong cuộc sống hàng ngày có thể ảnh hưởng tới cơ thể hơn bạn tưởng tượng.
VTV.vn - Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày, tương đương với việc đi bộ khoảng 8km, được xem là mục tiêu sức khỏe chuẩn mực mà nhiều người hướng tới.
VTV.vn - Đột quỵ xảy ra khi lưu lượng máu đến một phần não bị ngừng, ảnh hưởng đến các chức năng như lời nói hoặc cử động
VTV.vn - Nhiều người chi tiền cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và tìm kiếm cách kéo dài tuổi thọ mà không biết có những cách đơn giản giúp sống lâu.
VTV.vn - Huyết áp cao thường không có triệu chứng rõ ràng, vì vậy còn được gọi là "kẻ giết người thầm lặng".
VTV.vn - Giao mùa chính là thời điểm thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn gây bệnh phát triển, trong đó điển hình là bệnh viêm màng não do virus.