
Đến thời điểm hiện tại đã hơn ba tháng trôi qua, bác sĩ Phạm Thị Mai, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai - người trực tiếp hồi sức tích cực cho cháu bé tại phòng sinh đêm 5/2 vẫn không thể nào quên hình ảnh hai bé chào đời trong hoàn cảnh đầy thương cảm. "Điều mà chúng tôi lo lắng nhất lúc bấy giờ là khi thai nhi ra khỏi bụng mẹ thì em bé đầu tiên nặng chỉ có 0,9 kg, toàn thân tím tái, rất nhiều mảng bầm tím trên da, mềm nhẽo, không tự khóc, tự thở được, nhịp tim rời rạc. Ngay lúc đó, ekip các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành hồi sức tim phổi một cách tích cực bằng các biện pháp: ép tim, đặt ống bóp bóng qua nội khí quản, dùng thuốc trợ tim... Điều kỳ diệu đã xảy ra, chỉ sau khoảng hai phút hồi sức tích cực, bé đã hồng hào hơn, có những phản xạ của sự sống và được chuyển về khoa Nhi để tiếp tục hồi sức; Em bé thứ 2 ra đời với tình trạng khá hơn, cân nặng đạt 1,1 kg nhưng cũng không tự thở được, cũng phải bóp bóng và đặt ống nội khí quản" - bác sĩ Mai chia sẻ.
Tại khoa Nhi, vẫn với tinh thần tích cực đó hai bé được nuôi dưỡng hết sức cẩn thận trong lồng ấp, tiếp tục hồi sức tích cực tuy nhiên tình trạng của hai cháu bé rất nguy kịch và phức tạp, nồng độ oxy trong máu không đảm bảo mặc dù đã được hỗ trợ thở máy với thông số rất cao. Trước tình hình suy hô hấp nặng nề như vậy, trên bệnh cảnh trẻ đẻ non, bác sĩ điều trị đã xin ý kiến hội chẩn chuyên môn với Ban lãnh đạo khoa Nhi ngay trong đêm để cân nhắc, xác định nguyên nhân và phương án điều trị cho cháu. Sau hội chẩn, các bác sĩ quyết định sử dụng thuốc điều trị bệnh lý thiếu hụt chất surfactant. Chỉ ít giờ đồng hồ sau, tình trạng của trẻ tốt lên rõ rệt, các thông số máy thở giảm dần đặc biệt nhu cầu nồng độ oxy thở vào giảm xuống đáng kể.
Tình trạng suy hô hấp cải thiện tuy nhiên hai bé vẫn còn rất nhiều bệnh cảnh kèm theo phức tạp và nặng nề đòi hỏi sự chăm sóc điều trị hết sức chu đáo và tích cực. Trẻ vẫn được thở máy tích cực, dùng thuốc hỗ trợ, và được nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch. Các bác sĩ đã tiến hành siêu âm tim cấp cứu phát hiện trẻ có tăng áp lực động mạch phổi, nhưng không thấy bất thường về cấu trúc tim, siêu âm thóp cấp cứu của trẻ thấy tưới máu não kém, tổn thương phổi trên phim X-quang rất xấu. Ngoài ra. cháu Chi có rối loạn đông máu nặng, phải truyền huyết tương tươi và vitamin K.
Đánh giá về ca bệnh này, các bác sĩ cho biết, tình trạng cháu bé hết sức nguy kịch trong những ngày đầu tiên, tiên lượng tử vong cao. Tuy nhiên, sau khi được sử dụng thuốc surfactant - quyết định hợp lý của tập thể thầy thuốc khoa Nhi đã cứu nguy cho bệnh nhân. Sau hai tuần chăm sóc đặc biệt, hai cháu Chi và Quân đã cai được máy thở, bắt đầu bước sang giai đoạn tập bú. Dù trẻ quá non và yếu nhưng được sự chăm sóc và hướng dẫn của các bác sỹ, các cô chú điều dưỡng, trẻ đã dần dần ăn tốt lên từng ml sữa, kiểm soát tốt các cơn ngừng thở và sau đó có thể tự bú. Khoa Nhi cũng đã triển khai cho hai bé nghiệm pháp Kangaroo - "da kề da" giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn, không còn cơn ngừng thở, trẻ bắt đầu tăng cân và cai được ôxy.
Sau 74 ngày điều trị và chăm sóc đặc biệt, cặp song sinh Chi và Quân đã khỏe mạnh và được ra viện ngày 19/4/2018 với cân nặng đã đạt 2,5 kg mỗi cháu, không có bất thường về thính lực, thị lực cũng như các cơ quan khác và các chỉ số xét nghiệm cơ bản ổn định.
Bế cháu nội ngoan ngoãn nằm ngủ trong vòng tay, bà Vũ Thị Thắm vẫn chưa tin hạnh phúc này với mình là sự thật. Tưởng rằng cả 2 cháu sẽ khó lòng qua khỏi, nhưng bằng quyết tâm và nỗ lực cao nhất của các thầy thuốc bệnh viện Bạch Mai, sự phối hợp tích cực, khẩn trương và đầy hiệu quả của các thầy thuốc khoa Sản, khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai hai cháu bé đã được cứu sống một cách ngoạn mục.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Bệnh viện Nhi Hà Nội vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 12 tuổi, mắc dị tật tịt cửa mũi sau một bên - một bệnh lý hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1/8.000 trẻ.
VTV.vn - Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 27/3, thành phố ghi nhận 1.474 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó 1.320 trường hợp sởi xác định.
VTV.vn - "Mother-K – bình sữa đang gây sốt trong hội mẹ bỉm. Liệu đây chỉ là trào lưu nhất thời hay thực sự là sản phẩm đáng để các mẹ tin dùng?
VTV.vn - Anh Bobby (46 tuổi, Philippines) bị nhồi máu cơ tim khi ra sân bay về nước. Nhờ sự can thiệp kịp thời của bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, anh được cứu sống ngoạn mục.
VTV.vn - Cứ nghĩ "miễn con khỏe mạnh là được", tuy nhiên biếng ăn không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng, mà còn đe dọa cả sự phát triển trí tuệ, khả năng miễn dịch và tầm vóc của trẻ.
VTV.vn - Cao Việt Hoàng là một trong những lựa chọn hàng đầu cho người bệnh dạ dày. Sản phẩm đã có mặt từ lâu trên thị trường và được nhiều bệnh nhân tin tưởng, lựa chọn.
VTV.vn - Hơn 90% những người có tuổi tại Việt Nam đều gặp phải các tình trạng ăn nhai khó khăn, tác động đến hệ tiêu hóa và sinh hoạt.
VTV.vn - Bệnh lao là một bệnh lây nhiễm do vi khuẩn lao gây nên, có thể gây tổn thương ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến (chiếm 80-85%).
VTV.vn - Cụ bà 81 tuổi, có bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường và bệnh thận mạn, nhập viện trong tình trạng nôn ra máu nhiều lần, da niêm nhạt, mạch nhanh.
VTV.vn - Sởi là một căn bệnh rất dễ dẫn đến biến chứng và với phụ nữ mang thai cũng không ngoại lệ.
VTV.vn - Hàng chục học sinh tại Trường TH-THCS Tuệ Đức, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh có biểu hiện đau bụng, đi ngoài, buồn nôn sau khi ăn các bữa ăn tại trường.
VTV.vn - Bạn thường bị sưng phù đột ngột trên mặt, tay, chân, đôi khi kèm khó thở? Các đợt phù thay đổi vị trí? Rất có thể đó là Phù mạch di truyền.
VTV.vn - Người đàn ông 55 tuổi, sau 5 tháng bó thuốc nam tại nhà phải nhập viện trong tình trạng đau nhức vùng chân, đùi phải, đùi phải sưng, biến dạng...
VTV.vn - Các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận vừa phẫu thuật cấp cứu thành công một trường hợp bị thủng ruột non do giun đũa.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang vừa thực hiện phẫu thuật thành công cho bệnh nhân có kích thước sỏi lớn.