Đối với những bệnh nhân bị bệnh thận việc sử dụng các loại thuốc càng cần phải thận trọng do thận là một trong những con đường thải trừ chủ yếu của thuốc. Nếu không cẩn trọng thuốc có thể gây nhiễm độc cho thận và rối loạn chức năng thận.
Trường hợp chị Nguyễn Thị Lý, Nghệ An đã 1 tuần nay phải sử dụng máy chạy thận. Cách đây không lâu, chị Lý được chẩn đoán có biến chứng của thận nhưng chưa bị suy thận nên chị chưa phải chạy thận nhân tạo. Tuy nhiên do tâm lý nóng vội, muốn mau khỏi bệnh nên chị Lý đã tự ý sử dụng các loại thuốc lá không rõ nguồn gốc, hậu quả khiến bệnh thận của chị đã chuyển sang giai đoạn suy thận.
Chị Lý cho biết: “Lúc đầu tôi bị bệnh và đã trị theo thuốc tây, khi về nhà có nghe thầy chữa bệnh thận bằng thuốc bắc nói có thể chữa được nên tôi đã sử dụng. Tuy nhiên càng chữa càng nặng. Khi đã quá đau, tê chân không đi được gia đình mới đưa tôi đến bệnh viện.
Không chỉ có chị Lý mà tại Khoa Thận tiết niệu, bệnh viện Bạch Mai rất nhiều bệnh nhân thận có tâm lý sốt ruột khi điều trị bệnh theo đơn của bác sĩ.
Ông Nguyễn Văn Trường, Bắc Giang cho biết: “Tôi uống thuốc nam vào 3 - 4 ngày đầu thì thấy người nặng và phù. Tôi nghe mọi người nói sử dụng thuốc này phải phù người lên như vậy mới khỏi được nên tôi vẫn cố uống. Họ bảo càng uống nhiều sẽ càng nhanh khỏi nên đáng uống 3 bát tôi đã uống lên 4 bát”.
‘ Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
Bác sĩ Nguyễn Quang Khôi, Khoa Thận tiết niệu, bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Bệnh nhân Trường là trường hợp khá điển hình của hội chứng thận hư do viêm cầu thận mạn. Bệnh nhân tiền sử được phát hiện cách đây 4 tháng, nhưng bệnh nhân uống thuốc sắc, thuốc lá, không rõ nguồn gốc gây tình trạng bệnh nặng hơn. Đến đây bệnh nhân phù toàn thân rất nặng, khó thở nhiều. Do tình trạng bệnh nhân đến với chúng tôi muộn lại dùng thuốc không rõ nguồn gốc như vậy nên độc cho thận và có những biến chứng của suy thận cấp”.
Thận là một trong những con đường thải trừ chủ yếu của thuốc. Các loại thuốc lá, thuốc sắc có thể gây ngộ độc cho bệnh nhân và làm bệnh tiến triển nặng lên. Tuy nhiên, không chỉ riêng các loại thuốc lá hay thuốc sắc, thuốc tây nếu lạm dụng và không dùng đúng liều cũng có thể gây độc cho thận.
PGS. TS Đinh Thị Kim Dung, Khoa Thận tiết niệu, bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Có 1 số nhóm thuốc độc cho thận và có thể làm cho bệnh thận nặng lên. Khi đã bị bệnh thận việc sử dụng thuốc cần phải cẩn trọng vì rất nhiều thuốc thải trừ qua thận mà khi thận đã bị tổn thương rồi thì có thể nồng độ thuốc ấy cao hơn ở trong máu có thể độc hại cho thận, nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh cũng như là cái diễn tiến của bệnh thận ngày càng nặng hơn.
Hình ảnh tại khoa Thận tiết niệu Đối với bệnh nhân đã bị bệnh thận thì một số loại thuốc thông thường điều trị các bệnh cảm cúm, rối loạn tiêu hóa …cũng cần phải rất cân nhắc khi sử dụng.
PGS. TS Đinh Thị Kim Dung, Khoa Thận tiết niệu, bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Có mốt số loại thuốc được dùng phổ biến trong cộng đồng nhưng nếu bệnh nhân đã bị bệnh thận rồi cũng rất cần phải cân nhắc và nên có tư vấn của bác sĩ khi sử dụng thuốc đó. Nếu điều trị đúng bệnh sẽ không bị nặng lên, nếu không đúng bệnh sẽ phối hợp với các bệnh khác khiến tình trạng bệnh nặng hơn rất nhiều”.
Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bằng đường uống hoặc đường tiêm cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bệnh nhân cần tìm hiểu những thông tin về thuốc cũng như tình trạng bệnh để tránh làm bệnh nặng lên và có những biến chứng nguy hiểm khi sử dụng thuốc không đúng.
Bệnh nhân thận trước khi sử dụng thuốc cần tìm hiểu những thông tin:
- Thuốc có độc cho thận hay không?
- Thuốc đó có được thải trừ qua thận hay không?
- Thải trừ qua thận hoàn toàn hay một phần qua thận?
Khi tìm hiểu được những thông tin về thuốc một cách cặn kẽ nhất, người bệnh có thể sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả hơn, không lo những biến chứng và ảnh hưởng của thuốc có thể xảy ra.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Medlatec (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh được chẩn đoán huyết khối gây thuyên tắc phổi.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa kịp thời xử trí, cứu sống một bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê.
VTV.vn - Tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn biến phức tạp và đáng lo ngại.
VTV.vn - Sáng nay 22/11, tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa), Tàu 414 Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiến hành bàn giao ngư dân bị bệnh trên tàu cá cho gia đình và chính quyền địa phương.
VTV.vn - Mới đây, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận một bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng viêm tụy cấp do rượu.
VTV.vn - Tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là biện pháp tăng cường giúp bảo vệ trẻ khi dịch sởi đang gia tăng trong nhóm tuổi này.
VTV.vn - Trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận 6 trường hợp bệnh nhân chấn thương nặng do sử dụng pháo, mìn tự chế.
VTV.vn - Sở Y tế Đồng Nai vừa có thông cáo báo chí về tình hình dịch sởi trên địa bàn tỉnh.
VTV.vn - Đây là chủ đề của Tuần lễ Nâng cao nhận thức về kháng thuốc (18 - 24/11) do Tổ chức Y tế thế giới đưa ra.
VTV.vn - Trước khi quyết định tháo túi ngực và đặt lại, cần nắm rõ những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn, đạt kết quả thẩm mỹ như ý.
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh đã chỉ ra rằng, chịu khó vận động có thể kéo dài tuổi thọ ít nhất 5 năm.
VTV.vn - Các bác sĩ chỉnh hình cho rằng, sức khỏe của xương khớp rất quan trọng, liên quan mật thiết đến sức khỏe tổng thể của mỗi người.
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc bệnh sởi, trong đó có 1 ca tử vong.