TS. Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết: Năm 2023, có 57 trường hợp mắc và 7 trường hợp tử vong do bệnh bạch hầu. Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trong những tháng đầu năm 2024 (đến ngày 18/7/2024), Việt Nam ghi nhận 6 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó 1 trường hợp tử vong gồm: 3 trường hợp mắc tại tỉnh Hà Giang trong các tháng 1, 2, và 4/2024 tại các ổ dịch cũ, 1 trường hợp mắc và tử vong tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An (huyện Kỳ Sơn) trong tháng 6/2024, và 2 trường hợp mắc tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang trong tháng 7/2024.
Trong những ngày gần đây, trên phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin về trường hợp nghi mắc bạch hầu tại tỉnh Lào Cai, tuy nhiên Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của trường hợp này và cho kết quả âm tính với bạch hầu.
TS. Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng.
TS. Hoàng Minh Đức cho biết thêm: Bệnh bạch hầu là bệnh có vaccine phòng bệnh và vaccine bạch hầu đã được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta từ năm 1985, do đó đã tạo được miễn dịch rộng rãi trong cộng đồng và đã làm giảm số mắc hàng trăm lần so với thời điểm năm 1983 với khoảng 3.500 ca; những năm gần đây chỉ ghi nhận các ca bệnh rải rác tại các nơi có tiêm chủng đầy đủ do tỷ lệ tiêm chủng chưa đạt được 100% đối tượng tiêm, vì vậy vẫn còn một tỷ lệ nhỏ nhất định đối tượng chưa được tiêm tại cộng đồng. Các ổ dịch chủ yếu xảy ra ở khu vực vùng sâu, vùng xa, những nơi điều kiện cung cấp vaccine tiêm chủng mở rộng còn khó khăn nên tạo vùng lõm tiêm chủng.
Bệnh bạch hầu không phải là bệnh mới, đã có vaccine tạo miễn dịch cộng đồng, khi chẩn đoán dương tính có thuốc kháng sinh và huyết thanh kháng độc tố để điều trị, bên cạnh đó với các trường hợp tiếp xúc ca dương tính thì có biện pháp phòng bệnh bằng tiêm liều đơn penicillin hoặc uống Erythromycine từ 7-10 ngày có tác dụng phòng bệnh.
Do đó, đánh giá tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn diện rộng là thấp.
Theo TS. Hoàng Minh Đức, bệnh bạch hầu có thể lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi. Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 13/7/2024 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bạch hầu, Bộ Y tế đã chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các ổ dịch, không để bùng phát dịch trong cộng đồng. Đề nghị các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện xử lý ổ dịch, phòng bệnh chủ động cho người dân đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Do đó, đối với những người tiếp xúc gần với các trường hợp xác định mắc bệnh bạch hầu, Bộ Y tế khuyến nghị phải tự theo dõi sức khỏe, cách ly tại nhà trong vòng 14 ngày, đồng thời phải liên hệ với cán bộ y tế để được hướng dẫn phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh và uống thuốc kháng sinh dự phòng. Tất cả các trường hợp tiếp xúc gần trong khu vực ổ dịch cần được uống kháng sinh dự phòng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
TS. Hoàng Minh Đức nhấn mạnh: Việc cách ly tại nhà chỉ áp dụng đối với các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định và không mở rộng đối với các trường hợp tiếp xúc khác như đã từng thực hiện đối với bệnh COVID-19 trong thời gian đang có dịch. Đề nghị các địa phương không lạm dụng việc cách ly rộng rãi một cách không cần thiết, không đúng đối tượng gây hoang mang lo lắng và xáo trộn cuộc sống của người dân.
Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Đưa trẻ (từ 02 tháng đến 7 tuổi) thuộc đối tượng tiêm chủng mở rộng đi tiêm chủng các vaccine có chứa thành bạch hầu (DPT-VGB-Hib, DPT…) đầy đủ, đúng lịch để đảm bảo miễn dịch phòng bệnh cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng. Trong trường hợp hoãn tiêm, tham gia tiêm chủng sớm nhất có thể.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Người dân tại nơi có ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc điều trị dự phòng và tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ định và khuyến cáo của cơ quan y tế.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa điều trị cấp cứu kịp thời cho 1 trường hợp trẻ 4 tuổi bị nhiễm toan ceton đái tháo đường mức độ nặng.
VTV.vn - Trong 10 tháng đầu năm 2024, Khoa Nội Tiêu hóa - Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) tiếp nhận điều trị gần 120 ca viêm tụy cấp.
VTV.vn - Ngày 9/11, Bệnh viện Chợ Rẫy với sự đồng hành của Medtronic đã tổ chức chương trình Đào tạo Y khoa liên tục tại Đà Lạt nhằm nâng cao kiến thức tim mạch, cơ xương khớp.
VTV.vn - Tiến sĩ Amir Khan, một bác sĩ tại Anh, đã chia sẻ 5 vấn đề xuất hiện ở bàn chân có thể cảnh báo về sức khỏe.
VTV.vn - Bệnh viện E vừa tiếp nhận người bệnh nam (48 tuổi, Hà Nội) nhập viện do tai nạn giao thông, khi cấp cứu các bác sĩ phát hiện người bệnh bị đột quỵ não nguy hiểm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận điều trị cho một người bệnh bị dị ứng do thuốc nhuộm tóc.
VTV.vn - Đột nhiên mọc nhiều lông khắp toàn thân, bé H.Đ.H. (5 tuổi, Hà Nội) được đưa tới Phòng khám Đa khoa Medlatec Tây Hồ (Hà Nội) thăm khám phát hiện suy tuyến thượng thận.
VTV.vn - Bệnh nhân N.T.L. (77 tuổi), đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương vào tháng 5/2023 và được chẩn đoán có u tuyến vú trái nghi ngờ ác tính.
VTV.vn - Đau ống cổ tay là một trong những căn bệnh mà nhân viên văn phòng hay mắc phải vì ngồi quá lâu trước máy tính.
VTV.vn - Đái tháo đường là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch.
VTV.vn - Nữ bệnh nhân 52 tuổi bị liệt nửa người phải khi vệ sinh cá nhân vào buổi sáng; nam bệnh nhân 59 tuổi thì nói đớ, yếu nửa người trái sau khi tắm.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận một trường hợp bé trai hơn 1 tuổi, ngụ tại Tây Ninh, trong tình trạng khó thở tím tái.
VTV.vn - UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch triển khai thí điểm thực hiện sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VneID trên địa bàn thành phố.
VTV.vn - Cùng với đó, có hơn một nửa người trưởng thành tại nước ta chưa bao giờ được làm xét nghiệm đường huyết để phát hiện bệnh đái tháo đường.
VTV.vn - Thời gian ăn tối không cố định với mỗi người vì tùy thuộc vào điều kiện gia đình, tính chất công việc. Tuy nhiên theo chuyên gia, có cách để xác định thời điểm lý tưởng.