Bước đột phá về y học giúp phụ nữ mãn kinh sớm có con

Anh Tuấn, icon
07:32 ngày 09/10/2013

Các bác sĩ Nhật Bản và Mỹ vừa thử nghiệm thành công một phương pháp chữa vô sinh mới, cho phép phụ nữ mãn kinh sớm có cơ hội mang thai cao hơn.

Phương pháp đột phá này được hi vọng trong tương lai không xa sẽ sớm hiện thực hóa giấc mơ làm mẹ cho nhiều phụ nữ không may mắn.

Mặc dù còn rất trẻ, song chị Hollie Brooks ở Anh đã mắc chứng mãn kinh sớm, một tình trạng hiếm gặp ở phụ nữ và khiến họ không có khả năng sinh sản.

Chị Hollie Anne Brooks cho biết: “Khi tôi phát hiện ra điều này, tôi mới ở năm thứ hai đại học và nó khiến tôi hoàn toàn sụp đổ”.

Thông thường, trứng trong tử cung không phát triển đầy đủ, mà tồn tại ở dạng nang và hàng tháng chỉ có một vài trong số đó sẵn sàng cho việc thụ thai. Tuy nhiên, ở những người bị suy giảm chức năng buồng trứng, tốc độ tiêu hao diễn ra nhanh hơn. Tình trạng này ảnh hưởng đến 1% phụ nữ đang trong tuổi mang thai trên thế giới và khiến họ cạn kiệt nguồn cung cấp trứng khi còn rất trẻ.

‘ Ảnh minh họa

Một nhóm các bác sĩ tại trường đại học Stanford, Mỹ và trường đại học Y Mariana, Nhật Bản đã phát triển một kỹ thuật sinh sản mới để khắc phục vấn đề này. Trước tiên họ tách buồng trứng ra khỏi cơ thể, sau đó dùng loại hóa chất đặc biệt để kích thích các nang phát triển. Tiếp theo đó, các nhà khoa học sẽ cấy chúng trở lại cơ thể người phụ nữ và dùng liệu pháp hormone để điều trị.

“Kỹ thuật này cho chúng ta biết nhiều hơn về cách hoạt động cũng như làm thế nào để kích thích buồng trứng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm để biến một bước đột phá về y học thành ứng dụng lâm sàng”, Giáo sư Ellis Downes, bệnh viện Portland London, Anh cho hay.

Cho đến nay, phương pháp tạo ra trứng bằng cách đánh thức các nang trứng đang ngủ đã có những tín hiệu hết sức tích cực. Một trong số 5 phụ nữ Nhật Bản bị mãn kinh sớm đã mang thai một em bé khỏe mạnh được sinh hạ trong phòng thí nghiệm tại Nhật Bản.

Mời quý vị và các bạn theo dõi Video phóng sự được phát sóng trong chương trình "Cuộc sống thường ngày" để tìm hiểu thêm về bước đột phá y học này.

Cùng chuyên mục