
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường tăng nhiều hơn vào thời điểm giao mùa. Đặc biệt, bệnh dễ gây thành dịch và nếu không được điều trị đúng có thể gây nhiều biến chứng.
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 500 triệu - 1,5 tỉ người có thể mắc bệnh cúm, trong đó 3 - 5 triệu người mắc cúm nặng và khoảng 250.000 - 500.000 người tử vong trên toàn thế giới. Trẻ em, người già, phụ nữ có thai, người có bệnh mạn tính là những đối tượng dễ bị biến chứng khi mắc bệnh cúm.
Theo Ths Nguyễn Danh Đức, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: có 3 loại vi rút cúm là A, B và C trong đó cúm A là nguy hiểm nhất với nhiều chủng gây bệnh như A/H5N1, A/H3N2, A/H1N1, A/H7N9/,… Cúm B lành tính hơn và thường gây bệnh nhẹ. Cúm C gần giống với cảm lạnh thông thường.
Bệnh cúm thường được chia thành: cúm mùa do các chủng cúm A/H3N2, A/H1N1, cúm B, cúm C gây ra; Cúm gia cầm do những chủng cúm A có nguồn gốc từ gia cầm như cúm A/H5N1, A/H7N9 gây ra.
Bệnh cúm lây truyền như thế nào?
Với bệnh cúm mùa, vi rút cúm lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi nói chuyện, ho, hắt hơi… hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi rút, qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng.
Các chủng cúm gia cầm như cúm A/H5N1, A/H7N9 từ gia cầm hoặc chim hoang dã mang vi rút lây sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp, chăm sóc, giết mổ, vận chuyển hoặc tiêu hủy, ăn phải những sản phẩm gia cầm có chứa vi rút chưa được nấu chín như tiết canh, hoặc sống trong vùng có dịch cúm trên gia cầm.
Biểu hiện của bệnh cúm
Sau khi bị nhiễm vi rút cúm từ 2 - 4 ngày (giai đoạn ủ bệnh), người bệnh bắt đầu biểu hiện các triệu chứng: Sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, rét run, nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức toàn thân. Ngoài ra có thể có các triệu chứng viêm long đường hô hấp như: sổ mũi, hắt hơi, đau rát họng, ho khan, mắt đỏ, chảy nước mắt, sợ ánh sáng. Một số bệnh nhân có thể có viêm thanh khí quản, tiếng ho ông ổng, người bệnh mệt nhiều, ăn ngủ kém.
Tình trạng sốt cao liên tục kéo dài 3 - 4 ngày, sau đó sốt lui dần nhưng mệt mỏi còn có thể kéo dài hàng tuần sau đó rồi đa số tự hồi phục. Những người mắc các bệnh mạn tính kèm theo hay trẻ nhỏ và người già có thể bị bội nhiễm thêm các vi khuẩn gây viêm họng, viêm áp xe ở họng hầu, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản phổi, …
Một số ít người bệnh có thể mắc cúm ác tính (thường do vi rút cúm gia cầm gây nên). Thể bệnh này nguy hiểm và diễn biến rất nhanh. Sau khi xuất hiện sốt cao, người bệnh vật vã, mê sảng, có thể co giật, da xanh xám, khó thở, mạch nhanh, huyết áp tụt. Nếu không được điều trị thích hợp, bệnh nhân có thể tử vong sau 1 - 3 ngày.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh cúm
Để phòng ngừa bệnh cúm cho bản thân, gia đình và cộng đồng chúng ta cần thực hiện các biện pháp chủ động và thụ động sau:
- Các biện pháp phòng bệnh thụ động: Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ khoảng cách an toàn (>1m) và tránh tiếp xúc với người nhiễm khuẩn hô hấp cấp; mang khẩu trang y tế khi đến chỗ đông người có nguy cơ cao mắc cúm như bệnh viện, bến xe, siêu thị,…; tăng cường tập thể dục, ăn uống điều độ, nhiều rau xanh và trái cây giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt, tránh tiếp xúc gia cầm bị bệnh ốm chết hoặc đi vào vùng có dịch khi không cần thiết, tuyệt đối không ăn các sản phẩm gia cầm chưa nấu chín.
- Phòng ngừa chủ động bằng tiêm vắc xin cúm hàng năm. Vắc xin cúm được chỉ định sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên. Việc tiêm ngừa không chỉ giúp phòng các chủng cúm mùa đang lưu hành (trong đó có chủng cúm A/H1N1 gây đại dịch) mà còn giúp giảm nhẹ triệu chứng nếu mắc phải các chủng cúm A khác do tính miễn dịch chéo trong vắc xin. Những người bị di ứng với trứng gà hay thịt gà thì không nên tiêm vắc xin cúm do có khả năng bị dị ứng.
- Khi có dấu hiệu bị cúm như sốt, ho, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi nên đi khám kịp thời, đeo khẩu trang, vệ sinh khi ho, súc miệng họng bằng nước muối sinh lý, sau khi chẩn đoán mắc cúm cần cách ly để tránh lây nhiễm cho người khác và cộng đồng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Thiếu máu thiếu sắt là một trong những dạng thiếu máu dinh dưỡng phổ biến nhất trên toàn cầu, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển.
VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa tiếp nhận cấp cứu một trường hợp nghiêm trọng do tai nạn nổ bình gas mini xảy ra tại nhà.
VTV.vn - Một nam công nhân 22 tuổi ở Hà Nội bị máy cắt chém đứt đốt xa ngón trỏ tay trái do găng tay bảo hộ quá rộng.
VTV.vn - Một trường hợp mới được ghi nhận tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho thấy hậu quả nặng nề nếu không phòng ngừa và can thiệp kịp thời.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 30 tuổi ở Phú Thọ suýt nguy kịch vì liên tiếp dùng ba loại thuốc không rõ nguồn gốc điều trị triệu chứng ho, đau họng mà không qua tư vấn bác sĩ.
VTV.vn - Cụ bà 94 tuổi (Yên Lập, Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng suy hô hấp cấp, sau đó xuất hiện hội chứng Lyell - thể dị ứng thuốc nặng và hiếm gặp.
VTV.vn - Hà Tĩnh chưa phát hiện thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả nhưng ngành Y tế vẫn tăng cường kiểm tra, khuyến cáo người dân chỉ mua sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng.
VTV.vn - Trầm cảm ở trẻ em đang gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần. Cha mẹ cần nhận biết sớm dấu hiệu và hỗ trợ trẻ đúng cách.
VTV.vn - Trước tình trạng gia tăng sự việc hành hung nhân viên y tế, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn cho bệnh nhân và bác sĩ.
VTV.vn - Cụ ông 70 tuổi ở Nghệ An được cứu sống trong tình trạng khó thở tăng dần, đau tức ngực do dịch gây ép tim nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng.
VTV.vn - Ngày 12/5/2025, đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Bệnh viện Vinmec Smart City và Công ty Cổ phần y khoa Medassis ra mắt Phòng khám Tai Mũi Họng chuyên sâu.
VTV.vn - Nhờ can thiệp khẩn cấp và sự phối hợp liên viện giữa các bác sĩ chuyên khoa, bé trai 12 tuổi bị sốc mất máu do xuất huyết tiêu hoá đã được cứu sống trong gang tấc.
VTV.vn - Dị vật xương cá ba sa kích thước 23x23mm mắc trong thực quản suýt gây thủng thực quản ở bé trai 4 tuổi.
VTV.vn - Bị ong bắp cày tấn công với hơn 150 vết đốt, nam bệnh nhân 44 tuổi rơi vào sốc phản vệ độ 3, nguy kịch tính mạng.
VTV.vn - Bảo tồn khả năng sinh sản đã mở ra hy vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, người trẻ chưa muốn lập gia đình, người mắc bệnh lý hoặc làm việc trong môi trường rủi ro cao.