
Theo các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai, trong tai mũi họng, ngoài các loại dị vật nguy hiểm như dị vật thanh khí quản, dị vật thực quản, còn một số loại dị vật phổ biến hơn, đơn giản hơn, ít nguy hiểm hơn và dễ điều trị hơn. Đó là các loại dị vật ở ống tai ngoài, ở hốc mũi và ở amidan. Các loại dị vật này thường cho những triệu chứng riêng biệt rất dễ phát hiện.
Có 3 nơi dị vật có thể vào dễ dàng, đó là ống tai ngoài, hốc mũi và amidan.
Dị vật ống tai ngoài
Vùng này thường có 3 loại dị vật khác nhau: Dị vật mềm, dẹp như mành giấy, mảnh bông gòn… Dị vật tròn như hạt tiêu, hạt chanh, viên bi xe đạp…Các loại dị vật sống và di động, kiến là dị vật thường gặp nhất trong ống tai…
Hiện có nhiều phương pháp để lấy dị vật ống tai, sự lựa chọn phương pháp tùy thuộc vào từng tình thế, trường hợp cụ thể, loại dị vật và kinh nghiệm của bác sĩ. Những cách lấy dị vật thường áp dụng như: bơm rửa bằng nước, dùng kẹp gắp, hoặc dụng cụ có móc khều, hoặc dùng ống catheter hút. Đa dị vật thì hiếm gặp, đặc biệt cần chú ý ở trẻ em nhỏ. Vì thế, tất cả các lỗ tự nhiên vùng đầu mặt nên được kiểm tra sau khi lấy dị vật ống tai ngoài. Thuốc kháng sinh nhỏ tai cần thiết ở những bệnh nhân có kèm viêm tai ngoài và những trường hợp có rách da ống tai ngoài hoặc chấn thương kèm theo. Nên đo thính lực đồ nếu nghi ngờ có chấn thương màng nhĩ hoặc giảm thính lực.
Dị vật mũi
Hốc mũi là nơi thuận tiện để trẻ đưa dị vật vào. Trẻ chơi đồ chơi tự nhét vào mũi mình, hoặc nhét vào mũi bạn mình.
Dị vật mũi thường có 3 loại:
- Dị vật mềm, dẹp như mành giấy, mảnh bông gòn…
- Dị vật tròn như hạt lạc, hạt vòng, hạt tròn các loại đồ chơi…
- Các loại dị vật sống và di động, đỉa là dị vật thường gặp nhất trong mũi. Tắm suối, tắm sông, tắm ao đỉa có thể dễ dàng vào mũi…
Trước khi lấy dị vật cần nhỏ Phenylephrine 0.5% ( Neo-synephrine) để làm giảm phù nề, và dùng lidocaine tại chỗ để giảm đau. Kỹ thuật lấy bao gồm: nhìn trực tiếp dùng kẹp gắp,móc cong…
Dị vật họng
Thường gặp nhất là dị vật amidan, xương nhọn cắm vào amidan là bệnh thường thấy. Khi nuốt đồ ăn trong đó có xương nhọn, xương sẽ cắm vào amidan. Amidan càng quá phát xương càng dễ cắm vào. Khi vừa nuốt, xương cắm vào amidan bệnh nhân thấy đau nhói ở họng. Nếu là xương nhỏ không gây vướng nhiều. Nếu xương lớn, dài, vướng khó chịu, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế khám ngay.
Bệnh nhân bị dị vật không gây tắc nghẽn đường thở hoặc tắc nghẽn không hoàn toàn thường có bệnh sử bị nghẹn, nuốt đau, nuốt khó, nói khó. Dị vật hạ họng cũng nên nghi ngờ ở những bệnh nhân có ho, thở rít, hoặc khàn tiếng mà không tìm được nguyên nhân.
Trẻ em có triệu chứng khó thở rít, tắc nghẽn đường thở một phần, cần hỏi cha mẹ hoặc người chăm sóc bé có bị nghẹn thở hay hít sặc bao giờ không. Trong những trường hợp này chẩn đoán nguyên nhân do dị vật hạ họng thì thường khó vì các triệu chứng xuất hiện trễ làm lu mờ các dấu hiệu mắc dị vật ban đầu.
Phòng ngừa
Tuy đây là loại dị vật đơn giản, dễ xử trí nhưng các bậc cha mẹ cần phòng ngừa để tránh trẻ gặp phải. Nên cho các bé chơi đồ chơi lớn như: xe hơi, búp bê… cần tránh những vật sắc nhọn, tránh để các đồ chơi nhỏ ở tầm tay các bé, đồng thời cần sự theo dõi sát sao của người lớn. Khi ăn các thức ăn có xương cần loại bỏ kỹ xương và tránh nô đùa, cười nói khi ăn.
Khi bị các dị vật rơi vào tai mũi họng gia đình và bệnh nhân không nên tự ý cố gắng lấy dị vật, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Công ty TNHH Dược phẩm Khang Hải quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Khớp Khang Hải gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp (Hải Phòng) vừa tiếp nhận và xử trí thành công lấy dị vật đường thở là hạt quả hồng xiêm cho một bệnh nhân 42 tuổi.
VTV.vn - Theo số liệu mới nhất của Bộ Y tế Pháp, số người tử vong vì COVID-19 của Pháp đã tăng lên hơn 100.000 người, cao thứ 8 thế giới.
VTV.vn - Phát hiện u vùng dưới hàm hơn chục năm trước, nhưng bệnh nhân chủ quan không điều trị. Chỉ đến khi u to lên mới đi khám thì đã muộn.
VTV.vn - Do những người hiến tặng tránh tới bệnh viện trong đại dịch COVID-19, Thụy Điển đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt tinh trùng trầm trọng để hỗ trợ y tế.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có khuyến cáo với người tiêu dùng về việc mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
VTV.vn - Bản tin 6h sáng ngày 17/4 của Bộ Y tế cho biết có 1 ca mắc COVID-19 tại Bắc Ninh. Đây là ca bệnh nhập cảnh đã cách ly ngay.
VTV.vn - Bệnh nhân COVID-19 có nguy cơ xuất hiện cục máu đông trong não cao gấp 8 - 10 lần so với những người được tiêm vaccine phòng căn bệnh này.
VTV.vn - Ngày 16/4, Bệnh viện Nhi Thái Bình đã thực hiện thành công một ca nội soi tiêu hóa gắp dị vật trong ruột một bệnh nhi 3 tuổi. Dị vật là que lõi kẹo bằng nhựa dài 10 cm.
VTV.vn - Để phòng bệnh hiệu quả, trước hết cần tăng cường ý thức cũng như hiểu biết của các gia đình, nhà trường để bảo vệ trẻ.
VTV.vn - Những thắc mắc về dấu hiệu mang thai, tai biến sản khoa, chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ sẽ được giải đáp trong buổi tư vấn trực tuyến tối nay (16/4).
VTV.vn - Sáng 16/4, hơn 100 học sinh trường Tiểu học - THCS Pascal (Hà Nội) nghỉ học, khoảng 20 em điều trị tại phòng y tế của trường với biểu hiện đau bụng, buồn nôn…
VTV.vn - Bản tin 18h ngày 16/4 của Bộ Y tế cho biết: Phát hiện thêm 14 ca mắc COVID-19 mới, tất cả đều được cách ly sau nhập cảnh.
VTV.vn - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận 2 người bệnh trong cùng một gia đình ở Uông Bí nhập viện trong tình trạng bị bỏng.
VTV.vn - Từ đầu tháng 4 đến nay, Bệnh viện Bãi Cháy tiếp nhận cấp cứu và điều trị cho 2 trường hợp ngộ độc thuốc diệt chuột.