
Hạn chế trẻ ăn nhiều bánh kẹo hoặc đồ béo: Khi đi chúc Tết, bé rất thích nhâm nhi bánh kẹo. Vì vậy, nên hạn chế cho con ăn vặt hoặc ăn quá nhiều đồ béo. Có thể nấu súp, bún hoặc miến để bé dễ tiêu hóa. Cố gắng duy trì những bữa ăn chính của trẻ sao cho không có thay đổi nhiều so với những ngày bình thường.
Không nên cho trẻ ăn nhiều hạt dưa hoặc các loại hạt khác: Lý do là khi bé ăn những loại hạt này có thể dẫn đến tình trạng bị hóc, bị ngạt, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Hạn chế cho bé dùng đồ ăn nhanh: Thức ăn nhanh thường nhiều thịt, ít rau quả và hàm lượng muối tương đối cao. Nếu sử quá nhiều đồ ăn nhanh sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.
Hạn chế cho con dùng chung thìa, dĩa: Cha mẹ nên tránh để con bạn ăn chung kẹo mút, uống chung ống hút hay dùng chung bất cứ vật dụng gì được đưa lên miệng. Trong không khí đông đúc của ngày lễ, rất khó để thường trực kiểm tra, nhắc nhở con, vì thế, bạn hãy giải thích và hướng dẫn con ngay từ bây giờ để bảo vệ con khỏi nguồn bệnh.
Không để bé uống nhiều nước ngọt có ga: Thức ăn trong những ngày tết của bé rất giàu đạm ,nên cơ thể cân bằng lượng axit để hỗ trợ tiêu hóa, chính vì thế nếu uống nhiều nước ngọt có ga sẽ gây ra đầy bụng, khó tiêu và khiến cơ thể bé mệt mỏi, căng thẳng. Đồ uống chứa nhiều đường còn khiến bé dễ bị béo phì.
Không để bé vừa ăn vừa xem ti vi: Ngày tết, có rất nhiều chương trình ti vi hay, hấp dẫn , thu hút các bé. Ngoài ra nếu vừa xem vừa ăn sẽ ảnh hưởng đến cảm giác thèm của bé. Mặt khác, thói quen này có tác động tới sự tiêu hóa thức ăn và việc hấp thụ chất dinh dưỡng của bé nữa.
Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ: Một số món ăn trong ngày Tết có thể không tốt cho sức khỏe của bé. Cha mẹ hãy đảm bảo rằng con bạn được cung cấp đầy đủ đạm, hoa quả, rau xanh và tránh để bé ăn nhiều đồ ngọt. Bạn có thể cho con uống thêm vitamin tổng hợp nếu có sự chỉ định của bác sĩ nhi khoa.
Sử dụng khăn giấy mọi lúc mọi nơi: Nếu cùng bé đi ra ngoài, bạn hãy luôn mang theo khăn giấy và hướng dẫn con sử dụng khi cần thiết. Cha mẹ nên giải thích cho con rằng trong nước mũi có rất nhiều vi khuẩn bé li ti và con nên dùng khăn giấy, tránh để tay chạm vào những vi khuẩn đó. Bạn cũng cần lưu ý vứt ngay giấy đã qua sử dụng vào sọt rác, không được để nguồn vi khuẩn gây bệnh vương vãi trong phòng.
Chà xát tay trong 20 giây với xà phòng: Ngày Tết, con bạn sẽ tiếp xúc với đồ ăn nhiều hơn thường nhật. Cha mẹ hãy tạo cho con thói quen rửa tay trước mỗi lần cầm nắm đồ ăn và sau khi đi vệ sinh. Bạn nên khéo léo nhắc nhở bé và hướng dẫn con chà xát tay cẩn thận với xà phòng trong ít nhất 20 giây và lau khô tay sau khi rửa.
Cho bé đi ngủ đúng giờ: Tết cũng thường là dịp các bé hay nhõng nhẽo không chịu đi ngủ sớm vì còn ham chơi. Bố mẹ phải luôn nhắc nhở bé đi ngủ đúng giờ hoặc không quá muộn, vì rất có hại cho sức khỏe của bé, đặc biệt về hệ thần kinh.
Giữ ấm cho trẻ: Giữ ấm cho trẻ khi đi ngủ, khi ra ngoài trời phải phải đeo khấu trang, mang ô dù; luôn cho trẻ uống đủ nước để tránh say nắng và nhiễm các bệnh cúm mùa.
Tiêm vắc xin phòng bệnh: Ngoài những vắc xin tiêm chủng bắt buộc, trẻ dưới 9 tuổi nên được tiêm phòng cảm cúm định kỳ mỗi năm một lần trước mùa lạnh để nâng cao hiệu quả kháng thể, do virus luôn biến đổi hàng năm. Bác sỹ khuyên bạn hãy đưa con đi tiêm phòng để bé có một năm mới khỏe mạnh.
Khám sức khỏe định kỳ: Đối với từng lứa tuổi nhất định, bé sẽ có nguy cơ mắc phải các rối loạn phát triển và bệnh tật khác nhau. Để đảm bảo sự an toàn nhất cho con, gia đình nên đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ. Bạn hãy bắt đầu việc làm này ngay từ năm nay để chủ động theo dõi sức khỏe cho bé, không nên để đến khi con mắc bệnh mới đến khám bác sĩ.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trênTV Online.
VTV.vn - Các nhà nghiên cứu Malaysia cảnh báo, sự xuất hiện của "bệnh X" có thể bùng phát thành đại dịch trong tương lai do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa điều trị thành công cho một bệnh nhân bị u cơ mỡ mạch thận lan lên đến tâm nhĩ phải.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Thái Bình vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi có dị vật mắc trong mũi.
VTV.vn - Sau khi ăn bánh trứng kiến khoảng 1 tiếng, nam thanh niên 20 tuổi xuất hiện tình trạng ngứa, nổi mẩn, khó thở.
VTV.vn - Dịch đau mắt đỏ vẫn đang bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước. Điều đáng nói là dịch năm nay kéo dài hơn và số người bị biến chứng nặng có xu hướng tăng cao.
VTV.vn - Đau bụng, sốt, nôn ói, tiêu chảy là những triệu chứng chính liên quan đến ngộ độc thực phẩm sau tiệc trung thu tại chung cư Palm Heights, TP. Thủ Đức.
VTV.vn - Theo Bản tin Bộ Y tế về tình hình chống dịch COVID-19, trong ngày 3/10, cả nước ghi nhận 23 ca mắc mới, có 8 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
VTV.vn - Dữ liệu chính thức cho thấy, hơn 1.000 người đã tử vong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay ở Bangladesh, cao gấp gần 4 lần so với cả năm 2022.
VTV.vn - Ngày 3/10, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết: Lượng máu nhóm A chỉ chiếm 10-12% tổng lượng máu dự trữ, trong khi mức dự trữ an toàn cần đến 20-25%.
VTV.vn - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa tiếp nhận bệnh nhân L.C.T. (nam, 63 tuổi), nhập viện trong tình trạng hai chân không thể tự di chuyển.
VTV.vn - UBND quận Thanh Khê (TP Đà Nẵng) đã xử phạt hành chính 320 triệu đồng; đình chỉ hoạt động đối với Công ty TNHH MTV KANGZIN do có nhiều vi phạm trong kinh doanh thẩm mỹ.
VTV.vn - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương, trong những ngày gần đây, nhiều địa phương trong tỉnh có số ca mắc đau mắt đỏ tăng cao, tốc độ lây lan nhanh.
VTV.vn - Đó là chủng virus monkeypox thuộc kiểu gene C1 của Clade IIb, chủng này khác với chủng virus có kiểu gene A.2.1 được phát hiện ở 2 ca nhập cảnh vào Việt Nam tháng 10/2022.
VTV.vn - Bệnh sốt rét ở miền núi Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa đã được khống chế. Mặc dù tuần vừa rồi, có thêm 9 ca mắc mới nhưng so với các tuần trước đó thì số ca mắc đã giảm mạnh.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức họp đánh giá công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm 9 tháng và phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2023.