Theo thống kê tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, trong những tháng gần đây, số trẻ nhập viện do sốt xuất huyết tăng cao. Có thời điểm, bệnh viện có gần 200 ca sốt xuất huyết đang điều trị, 49 ca sốt xuất Dengue nặng, trong đó có 14 ca nặng được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc.
Phần lớn các ca sốt xuất huyết nặng là do độc lực virus, cơ địa của từng trẻ cũng như sự chủ quan của các bậc cha mẹ phát hiện trễ những dấu hiệu nặng ở trẻ.
Đơn cử như trường hợp bé T.H.T.N., (4 tuổi, trú tại xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) phải thở máy do sốc sốt xuất huyết và bị nhiễm trùng huyết.
Anh T.V.K., bố của bé N. cho hay: Ngày đầu thấy bé sốt cao, gia đình cho uống thuốc hạ sốt. Đến ngày thứ 2, bé hết sốt nên gia đình nghĩ bé không sao. Tuy nhiên, đến ngày thứ 3, thấy bé đau bụng, nôn ói, khó chịu, gia đình mới đưa bé vào Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai thăm khám. Lúc này mới biết bé bị sốc sốt xuất huyết và bị nhiễm trùng huyết.
ThS.BS Phạm Thị Kiều Trang, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc cho biết: Không riêng gì trường hợp bệnh nhi trên, mà những trường hợp khác vào đây phải thở máy, lọc máu điều trị sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Nếu những trẻ này được theo dõi sát và vào viện kịp thời sau khi điều trị khỏi sẽ không để lại di chứng, còn phát hiện sốc trễ, thiếu oxy ở giai đoạn này khiến oxy não cũng bị thiếu và đưa vào viện muộn có thể để lại nhiều di chứng sau này.
Sốt xuất huyết diễn tiến qua 3 giai đoạn và không có thuốc ngăn chặn được giai đoạn diễn tiến này. Giai đoạn đầu sốt phụ huynh quan tâm con nhiều hơn do thấy trẻ sốt cao, tiếp đến giai đoạn nguy hiểm thường các bé đã hết sốt, những bé còn sốt ở giai đoạn này thì nặng hơn, còn hết sốt sẽ nhanh dẫn đến sốc. Nếu phụ huynh chủ quan khi thấy con hết sốt không theo dõi sát và khi trẻ sốc không phát hiện kịp thời thì việc điều trị rất khó khăn.
Việc theo dõi và nhận biết giai đoạn nguy hiểm khi trẻ mắc sốt xuất huyết rất quan trọng. Vì vậy, phụ huynh phải hiểu diễn tiến bệnh sốt xuất huyết. 3 ngày đầu trẻ sốt cho uống thuốc hạ sốt theo dõi, nếu hết sốt và tỉnh táo chơi bình thường vẫn phải theo dõi. Còn từ ngày thứ 3 trở đi, nếu trẻ sốt phải đưa đi khám và trong giai đoạn nguy hiểm này có thể tái khám 2 lần/ngày.
"Việc tái khám rất quan trọng, trẻ được làm xét nghiệm máu để xem tình trạng cô đặc máu và có diễn tiến vào sốc hay không, tiểu cầu giảm thế nào, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, phụ huynh phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt ở giai đoạn này phải có người chăm sóc trẻ 24/24 và khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường, ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời, không được chậm trễ" - ThS.BS Phạm Thị Kiều Trang cho biết thêm.
Cũng theo bác sĩ Trang, bệnh sốt xuất huyết có 4 type, trẻ em, người lớn đã mắc sốt xuất huyết type 1 vẫn có thể tái nhiễm với các type khác còn lại và nặng hơn lần đầu. Hiện, chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc đặc hiệu để điều trị, do đó người dân cần cảnh giác và chấp hành các khuyến cáo phòng chống dịch của cơ quan y tế.
Đặc biệt, khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Trải qua 2 lần phẫu thuật u giáp nhưng khối u vẫn tái phát, người phụ nữ 35 tuổi quyết định thử các cách chữa dân gian như đắp lá và uống thuốc nam.
VTV.vn - Ngày 5/1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có thông tin về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người human metapneumovirus (HMPV) tại Trung Quốc.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận bệnh nhi 4 tuổi tử vong do bệnh ho gà. Đáng lưu ý, bệnh nhi chưa tiêm vaccine phòng bệnh có thành phần ho gà.
VTV.vn - Trong năm qua, nhiều cơ sở điều trị đã báo động về một bệnh giun đũa của loài chó lây sang người: bệnh ấu trùng giun đũa chó (Toxocara Canis).
VTV.vn - Hiện nay, trẻ đi học thường hay gặp một số các bệnh về mắt như: viêm kết mạc (đau mắt đỏ), viêm nhiễm mi mắt, tật khúc xạ.
VTV.vn - UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về phòng chống dịch bệnh năm 2025 và giao nhiệm vụ cho các đơn vị phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc tăng cường kiểm tra, giám sát mua bán, sử dụng sản phẩm từ hạt sang.
VTV.vn - Tính đến hết tháng 11 năm 2024, toàn tỉnh Hải Dương có 15.027 người nghi lao được xét nghiệm đờm soi trực tiếp, phát hiện 1.046 bệnh nhân lao các thể.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Khoa Nội nhi Tổng hợp - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã khám và điều trị nhiều trường hợp bệnh nhi bị bệnh viêm mao mạch dị ứng (Schonlein Henoch).
VTV.vn - Đó là cơ sở gắn biển hiệu "Đông Y Hồng Lý" tại địa chỉ số 517 Bình Thành, Khu phố 2, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân.
VTV.vn - Dịp cận Tết Nguyên đán là thời điểm các dịch bệnh dễ bùng phát, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa.
VTV.vn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận bé trai 4 tuổi, trú tại tỉnh Bình Phước, đến khám và nhập viện vì tình trạng táo bón kéo dài.
VTV.vn - Tim, gan, giác mạc và thận được hiến từ người phụ nữ 63 tuổi chết não đã được lấy và ghép cho các người bệnh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Chợ Rẫy.
VTV.vn - Tại tỉnh Khánh Hòa, trong vòng chưa tới 1 tháng, có 3 trường hợp bị thương nặng do tự chế pháo nổ phải vào bệnh viện điều trị.
VTV.vn - Tất cả 4 nạn nhân nặng vụ phóng hoả tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng đã tự thở tốt và đang trong quá trình hồi phục.