Cận thị gia tăng do sử dụng quá gần, thời gian dài các thiết bị
Việt Nam có gần 3 triệu trẻ em mắc tật khúc xạ, trong đó chiếm hơn 70% trường hợp là cận thị. Tỷ lệ mắc cận thị ở học sinh thành thị khá cao. Hầu hết các trẻ bị tật khúc xạ khi đến khám tại các cơ sở y tế đều có tiền sử lạm dụng các thiết bị công nghệ như ti vi, điện thoại, ipad, máy tính.
Sau đợt nghỉ hè, con số trẻ bị cận thị tăng đáng kể do cả kỳ nghỉ, nhiều trẻ chỉ ở trong nhà xem tivi và sử dụng máy tính, điện thoại thông minh nhiều, hạn chế tiếp xúc với không gian, ánh sáng bên ngoài khiến thị lực bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp tăng độ cận thị do chơi game và sử dụng các thiết bị công nghệ.
"Nếu ngày nào trẻ cũng xem tivi quá gần, khoảng cách từ tivi tới mắt dưới 3m, trong không gian hẹp, thời gian nhiều hơn 3 giờ đồng hồ, thị lực sẽ bị ảnh hưởng, suy giảm nhanh" - BSCKII. Phùng Thị Thúy Hằng, Phó Trưởng Khoa Mắt, Bệnh viện Bạch Mai phân tích.
Theo BSCKII. Phùng Thị Thúy Hằng, cận thị bệnh lý đi kèm với nhiều nguy cơ giảm thị lực trầm trọng, thoái hóa võng mạc ở bệnh nhân cận thị nặng tăng có nguy cơ gây đục dịch kính, glôcôm, rách võng mạc, bong võng mạc… người bệnh sẽ phải điều trị phẫu thuật phức tạp hơn, ảnh hưởng rất lớn đến học tập và lao động của người bệnh.
Dễ dàng xử lý tật khúc xạ, nhưng cần chủ động bảo vệ mắt
Hiện có nhiều cách để kiểm soát, điều trị tật khúc xạ, tuy nhiên chủ yếu là đeo kính mắt hoặc phẫu thuật.
Đeo kính mắt: Kính gọng là phương pháp phổ biến, dễ sử dụng, tiện lợi, chi phí hợp lý và thuận tiện thay đổi nhưng dễ quên mang theo, hay gãy hỏng. Kính áp tròng (kính tiếp xúc), phù hợp với lứa tuổi thanh niên, người lớn. Phương pháp nhỏ gọn, thẩm mỹ, người ngoài khó nhận biết được người sử dụng. Tuy nhiên, việc đeo kính áp tròng cũng có những bất tiện nhất định: tháo lắp, ngâm rửa hàng ngày, dễ gây trầy xước giác mạc, viêm nhiễm trùng nếu không cẩn thận. Kính cũng có thể gây dị ứng ở một số người.
Phẫu thuật khúc xạ. Có nhiều biện pháp như Lasik, PRK, ReLEs SMILE, Phakic ICL, thay thủy tinh thể và đặt thủy tinh nhân tạo, mỗi loại phẫu thuật đều mang đến những hiệu quả và ưu điểm nhất định. Tuy nhiên, ngoài vấn đề chi phí, còn phụ thuộc vào nhiều tiêu chí đánh giá, tình trạng của người bệnh để có những khuyến cáo cụ thể. Bên cạnh đó, phương pháp phẫu thuật cũng có những rủi ro ngoài mong muốn, vì vậy người bệnh cần tìm hiểu kỹ và khám chữa, điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa đảm bảo chất lượng và tham vấn ý kiến bác sĩ.
"Tật khúc xạ, cận thị tuy không quá nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái trong cuộc sống và sinh hoạt. Do đó, mọi người cần chủ động chăm sóc và bảo vệ đôi mắt của mình bằng cách thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, thường xuyên thăm khám mắt 6 tháng/lần. Cải thiện môi trường học tập, làm việc, đảm bảo đủ ánh sáng, khoảng cách tiếp xúc 50 - 60cm khi đọc sách, sử dụng các thiết bị điện tử. Ngoài ra, cần một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dưỡng chất, vitamin.
Riêng với trẻ nhỏ cần tập cho con ngồi học đúng tư thế, kiểm soát thời gian trẻ xem tivi, sử dụng máy tính, thiết bị thông minh. Cải thiện môi trường nhìn cho trẻ, hạn chế các công việc nhìn ở khoảng cách gần, thời gian nhìn gần quá lâu. Khuyến khích các con tham gia các hoạt động ngoài trời. Ánh sáng mặt trời rất quan trọng trong việc phát triển, điều chỉnh cận thị. Cho trẻ đi khám mắt thường xuyên, khám sớm khi có những biểu hiện: mờ mắt, nháy mắt, dụi mắt, nheo mắt, cúi sát… kịp thời phát hiện và có biện pháp điều trị tật khúc xạ" - BSCKII. Phùng Thị Thúy Hằng nhấn mạnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 40/2024.
VTV.vn - Ngày 9/10, theo báo cáo của Trung tâm Y tế thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk), trên địa bàn vừa ghi nhận một ổ dịch thủy đậu tại Trường Mẫu giáo Hoa Hướng Dương.
VTV.vn - Ngày hội do Ensure Gold tổ chức đã mang những kiến thức hữu ích về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng khoa học đến cho nhiều người yêu vận động tại TP Hồ Chí Minh.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong tuần từ ngày 27/9 - 3/10.
VTV.vn - Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa phối hợp Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên cứu sống một bệnh nhân sốc tim do nhồi máu cơ tim cấp nhờ hội chẩn liên viện.
VTV.vn - Thấy nhức mắt, người bệnh T.T.M.P. (70 tuổi, trú tại Uông Bí, Quảng Ninh) lấy lọ nước muối sinh lý để nhỏ mắt nhưng lấy nhầm lọ cồn.
VTV.vn - Thông tin báo chí phản ánh trong phần thịt của bữa cơm trưa ngày 2/10/2024 tại Công ty TNHH August S. (Đồng Nai) phát hiện có "sinh vật lạ".
VTV.vn - Sau mưa lũ, điều kiện vệ sinh kém cùng với tình trạng thiếu nước sạch, thuốc men là nguyên nhân phát sinh nhiều bệnh da liễu, trong đó có bệnh ghẻ.
VTV.vn - Bệnh viện Trung ương Huế vừa điều trị thành công 2 ca ghép tủy đồng loại đầu tiên trên bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa xử trí 1 trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê khi tiêm ngoài màng cứng.
VTV.vn - Với quyết tâm hỗ trợ cho tuyến y tế cơ sở, nhất là các trạm y tế có đủ cơ số thuốc, lần đầu tiên Sở Y tế triển khai kế hoạch đấu thầu thuốc tập trung cho tuyến y tế cơ sở.
VTV.vn - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận trường hợp người bệnh nam (35 tuổi, trú tại Hải Phòng) nhập viện khi bàn tay vẫn còn trong máy xay thịt.
VTV.vn - Theo Sở Y tế TP, tình hình gia tăng số ca bệnh hô hấp ở trẻ em trong thời điểm hiện nay không phải là một "bệnh hô hấp mới" như báo chí phản ánh trong ngày 7/10/2024.
VTV.vn - Trong khi đứng xem bạn câu cá, bé trai bị quăng trúng móc câu, đâm sâu vào trước tai trái.
VTV.vn - Thời gian gần đây, Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận các ca bệnh uốn ván với bệnh cảnh nặng nề.