Tại Việt Nam, với thời tiết nóng ẩm, môi trường sinh hoạt và điều kiện vệ sinh chưa cao nên bệnh nấm thanh quản dễ phát triển và thông thường chỉ gặp hai loại nấm gây bệnh ở thanh quản là: Aspergillus và Candida.
Nguyên nhân thường gặp của bệnh nấm thanh quản do sự kết hợp của hai điều kiện đó là loài nấm cộng sinh từ niêm mạc họng miệng, khi gặp yếu tố thuận lợi nấm trở nên gây bênh như nấm Candida, yếu tố thứ hai là sự thâm nhập từ môi trường không khí, đất…vào cơ thể qua đường hô hấp như nấm Aspergillus. Những yếu tố thuận lợi cũng góp phần bệnh nấm thanh quản phát triển như: Mất cân bằng sinh thái, chuyển dịch vùng khí hậu, suy thoái môi trường, thiên tai, lụt lội. Ngoài ra còn yếu tố suy giảm miễn dịch của con người như điều trị kháng sinh kéo dài, dùng thuốc corticoid kéo dài, mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, HIV/AIDS, ung thư, lao…
Triệu chứng của bệnh
Các triệu chứng cơ năng của viêm thanh quản do nấm thường nghèo nàn, không đặc hiệu nên dễ nhầm với các bệnh khác của thanh quản.
- Khàn tiếng: là triệu chứng dễ nhận biết và quan trọng nhất. Khàn tiếng bắt đầu từ nhẹ tăng dần đến mất tiếng khi phát âm chỉ nghe thấy thều thào, nghe không rõ âm sắc.
Thời gian xuất hiện từ khi khàn tiếng đến khi mất tiếng thường từ 1 đến 3 tuần, có khi vài tháng.
- Ho: Thường ho thành từng cơn dài do ngứa họng, ho khan ít khi có đờm, ho cũng tăng lên theo thời gian bị bệnh làm cho bệnh nhân mệt mỏi nhiều.
- Ngứa họng: Thường có cảm giác ngứa sâu trong họng làm cho bệnh nhân ho và cảm giác khó chịu.
- Khó thở thanh quản: Rất hiếm gặp do màng giả dày, xốp lan rộng ở thanh quản, kèm theo hiện tượng viêm xung huyết và phù nề làm cho khẩu kính thanh quản bị hẹp lại, gây cản trở hô hấp.
- Triệu chứng toàn thân: Thể trạng chung không thay đổi nhiều, sốt hiếm gặp. Nhìn chung các dấu hiệu cơ năng thường nghèo nàn, không đặc hiệu nên phải dựa vào khám lâm sàng để định hướng cho chẩn đoán.
Khám thanh quản thấy các đám trắng như giả mạc phủ lên dây thanh âm, băng thanh thất, hạ thanh môn, tiền đình thanh quản và đôi khi giả mạc lan lên hạ họng.
Chẩn đoán xác định bằng cách lấy mảng giả mạc ở thanh quản đem soi tươi và nuôi cấy tìm nấm và loại nấm gây bệnh cụ thể. Xét nghiệm thường phải tiến hành nhiều lần. Chẩn đoán huyết thanh thực hiện các xét nghiệm dịch thể để phát hiện kháng thể kháng nấm trong máu người bệnh. Loại xét nghiệm này cho kết quả nhanh nhưng không có tính xác định cao. Chẩn đoán mô bệnh học được xem là xét nghiệm cơ bản vì có độ chính xác tuyệt đối, bệnh phẩm lấy từ phần tổ chức bị bệnh có thể tìm thấy sợi nấm hay bào tử nấm.
Điều trị
Điều trị nội khoa là chính để làm mất môi trường sinh sống thuận lợi của nấm.
Điều trị ngoại khoa kết hợp nội khoa. Soi treo bóc tách nấm ở niêm mạc thanh quản để giảm bớt tác nhân gây bệnh và đảm bảo chức năng nói và thở cho bệnh nhân. Ngoài ra đây là phẫu thuật quan trọng nhằm lấy được bệnh phẩm làm các xét nghiệm để chẩn đoán xác định
Theo bác sĩ Đỗ Thế Hùng, Trưởng khoa Tai mũi họng - Bệnh viện đa khoa Nông Nghiệp, để phòng và điều trị bệnh nấm thanh quản, chúng ta cần phải chú ý các biện pháp sau:
- Bảo vệ mũi họng và đường hô hấp ở những nơi môi trường bụi, ẩm bằng khẩu trang.
- Thường xuyên luyện tập để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Vệ sinh mũi họng bằng các dung dịch kiềm nhẹ.
- Khám và điều trị ngay khi có biểu hiện khàn tiếng kéo dài trên 1 tuần.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh vừa phê duyệt khoản viện trợ từ Tổ chức Smile Train, Inc. nhằm triển khai dự án "Hỗ trợ điều trị trẻ em bị khe hở môi - vòm miệng".
VTV.vn - Một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy, hơn một nửa dân số thế giới không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe bao gồm: canxi, sắt, vitamin C và E.
VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn gửi các bệnh viện trên địa bàn thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
VTV.vn - Bác sĩ Katy Bowman, tác giả cuốn My Perfect Movement Plan, cho rằng ngồi từ 8-10 tiếng mỗi ngày sẽ khiến bạn già đi nhanh hơn.
VTV.vn - Người bệnh B.T.V. (nữ, 46 tuổi, xã Quảng Yên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng đau nhiều vùng bụng dưới, ấn đau tức.
VTV.vn - Đây là cơ sở khiến 80 học sinh, sinh viên tại Trường Cao đẳng Lào Cai bị ngộ độc thực phẩm.
VTV.vn - Trong tuần qua (25-31/10), toàn thành phố ghi nhận 612 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 110 trường hợp so với tuần trước.
VTV.vn - Mang thai ngoài ý muốn ở độ tuổi vị thành niên để lại rất nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý và kinh tế.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân 53 tuổi bị sốc phản vệ nghiêm trọng ngay tại nhà sau khi sử dụng Thiamazol.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có cảnh báo về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS có chứa chất cấm Sibutramine, Phenolphtalein.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa lấy ra búi giun đũa với hơn 100 con lớn, nhỏ trong ruột của nam bệnh nhi 2,5 tuổi, kịp thời cứu người bệnh khỏi cơn nguy kịch.
VTV.vn - Theo một nghiên cứu năm 2017, chuột rút chân ban đêm khá phổ biến, với khoảng 30% người trưởng thành gặp tình trạng này mỗi tháng.
VTV.vn - Theo các chuyên gia sức khỏe, sử dụng một liều lượng vừa đủ của hỗn hợp này đều đặn trong một tuần, mỡ bụng sẽ biến mất một cách kỳ diệu.
VTV.vn - Môi trường sống và làm việc thường xuyên bật máy lạnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.
VTV.vn - Theo các chuyên gia, đốt các hợp chất có chứa hương liệu sản sinh ra nhiều vật chất dạng hạt gây hại hơn so với thuốc lá.