Mi mắt trụi lủi vì nối mi
Thấy nhiều người cấy lông mi đẹp nên chị Nguyễn Tú Anh (42 tuổi, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) quyết tâm “giắt” vài triệu đồng trong túi, tìm đến cửa hàng trang điểm để cấy mi, chuẩn bị cho chuyến du lịch cùng bạn bè. Đôi mắt chị hơi nhỏ, lông mi lại ngắn nhưng sau gần một tiếng đồng hồ làm đẹp, chị đã có một bờ mi cong vút, quyến rũ. Tuy nhiên, chuyến du lịch chưa kịp diễn ra, đôi mắt chị bỗng nhiên sưng húp, cảm giác cay xè không chịu nổi, phải vào viện xử lý.
Chị Minh Nguyệt (ở quận Hà Đông, Hà Nội) cũng cảm thấy không tự tin vì đôi bờ mi trụi lủi do hậu quả của việc chị đi cấy mi trước đó. Chị Nguyệt cho hay, thấy nhiều người nối mi rất đẹp nên đã bỏ ra một khoản tiền không ít để cải thiện đôi mắt. Ban đầu, chị hãnh diện vì thấy “cửa sổ tâm hồn” rất “lung linh, kiều diễm”! Tuy nhiên gần hai tuần sau, chị có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở đôi mắt. Mỗi khi rửa mặt, chị không dám đụng vào vùng lông mi. Vài ngày sau, mắt thì ngứa ngáy do không vệ sinh đúng cách, còn hàng lông mi mới cấy thì rụng dần. Tai hại hơn, hàng lông mi thật cũng “biến mất không để lại dấu vết”.
Chị Liên Hương (35 tuổi ở phố Minh Khai, Hà Nội) trong một lần đi gội đầu đã được cô thợ tư vấn cấy lông mi để có hàng mi cong, dày mà giá lại rẻ. Chị chặc lưỡi, nằm để cô thợ gội đầu cấy lông mi. Cấy xong, chị được tư vấn là không được làm ướt mi, thậm chí chống chỉ định với cả… khóc. Nhưng trong quá trình sinh hoạt, tắm gội không thể giữ được. Sau một lần làm ướt mi, chị thấy mắt cay xè, sưng tấy vô cùng khó chịu. Bác sĩ khám và kết luận: Chị đã bị viêm bờ mi.
Nên tìm đến những địa chỉ an toàn
Theo các chuyên gia y tế, nối mi là một dạng tiểu phẫu, kỹ thuật này được thực hiện bằng cách nối một sợi mi từ bên ngoài vào chính sợi mi thật. Việc nối mi được thực hiện trực tiếp trên lông mi bằng chất liệu kết dính, có thể kéo dài trong khoảng 6 tuần. Tuy nhiên, chất liệu kết dính này có chứa chất kích thích, nếu lạm dụng sẽ gây hại cho đôi mắt. Nếu lặp đi lặp lại việc nối dài mi sẽ gây ra bệnh rụng mi (rụng cả mi thật). Điều này dẫn đến tổn thương các nang lông, đồng thời làm chậm, thậm chí khiến quá trình phát triển lông mi bị ngưng trệ.
Do yêu cầu của việc nối mi là phải dùng keo chuyên dụng nên khoảng 24 giờ sau, vùng mi được nối mới hoàn toàn khô hẳn. Nếu chủ nhân lỡ tay dụi mắt, keo dính vào niêm mạc sẽ gây nguy hiểm, nhiều trường hợp gây sưng, viêm nặng vùng mắt. Có trường hợp khi những sợi mi nối bị khô, chết và rụng đi, kéo theo cả những sợi mi thật cũng rụng theo, làm cho mắt mất đi lớp mi bảo vệ tự nhiên.
Bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, thời gian gần đây, bệnh viện điều trị cho nhiều trường hợp bị tai nạn sau khi dán, cấy mi giả, có người khi đến bệnh viện thì hàng mi thật đã rụng hết!
Theo bác sĩ Hoàng Cương, việc cấy, dán mi khá đơn giản, nhưng vấn đề quan trọng là keo sử dụng phải là sản phẩm sinh học, an toàn cho người sử dụng. Nếu dùng keo “dởm”, sẽ tích tụ bụi bẩn, giúp vi sinh vật gây bệnh phát triển, gây kích ứng cho mắt. “Trong các thủ thuật, kể cả đơn giản nhất cũng cần phải tuân thủ vấn đề vệ sinh vô trùng, tránh nhiễm khuẩn. Nếu trong quá trình nối mi, các dụng cụ không đảm bảo có thể gây nhiễm độc nang lông, mất chất bóng của lông mi khiến lông mi thật không phát triển được. Nhẹ thì gây rụng lông mi nhất thời, nặng hơn có thể nhiễm thêm các bệnh thường có trên vùng mi, làm rối loạn chức năng tuyến lệ…”, bác sĩ Cương nói.
Các bác sĩ chuyên khoa mắt khuyến cáo, lông mi không chỉ có tác dụng thẩm mỹ mà còn giúp bảo vệ mắt, chắn gió, bụi, ngăn cản mồ hôi. Chân lông mi tiết nhiều lipid để bôi trơn vùng mi, tránh thấm nước. Sau khi nối, mi mắt sẽ có cảm giác nặng hơn, khó chịu khi nhắm, mở mắt vì mi thật phải “cõng” thêm hàng mi nối. Không những thế, nếu không gìn giữ khi tắm gội, nước dễ chảy thẳng vào mắt vì mi giả không tránh thấm nước được.
“Tốt nhất chị em hãy để lông mi của mình một cách tự nhiên. Đừng quá lạm dụng việc làm đẹp mà quên lo cho đôi mắt. Trong những dịp đặc biệt, có thể nối mi nhưng chị em cần tìm đến những địa chỉ tin cậy, đảm bảo an toàn nhất cho chính mình”, bác sĩ Cương nói.
VTV.vn - Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch lây truyền theo đường hô hấp, do virus sởi gây ra, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
VTV.vn - Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, diễn biến ô nhiễm không khí đã tăng dần, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
VTV.vn - Gần đây, trên thị trường xuất hiện phương pháp nuôi con thông minh độc đáo, với DHA thực vật từ tảo biển, giúp trẻ phát triển trí não mạnh mẽ và khả năng tư duy vượt trội.
VTV.vn - Trải qua 2 lần phẫu thuật u giáp nhưng khối u vẫn tái phát, người phụ nữ 35 tuổi quyết định thử các cách chữa dân gian như đắp lá và uống thuốc nam.
VTV.vn - Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận bé trai 25 tháng tuổi, sau khi nuốt phải một chiếc kim băng sắc nhọn, đặc biệt nguy hiểm đó là chiếc kim băng đã bật nắp bảo vệ.
VTV.vn - Ngừng thở, ngừng tim ngoại viện, tổn thương não nghiêm trọng, đó là tình trạng của bệnh nhân nữ 67 tuổi (Thanh Hoá) sau khi uống một loại bột để chữa viêm dạ dày.
VTV.vn - Hàng năm, cứ vào dịp lễ Tết, Khoa Phỏng-Tạo hình, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) tiếp nhận nhiều trường hợp phỏng nặng do tai nạn phát nổ khi tự chế tạo pháo.
VTV.vn - Sau 3 ngày sốt, mệt mỏi, chị P.T.T.T. (39 tuổi, trú tại Vĩnh Phúc) đi khám và được nhập viện.
VTV.vn - Ngày 6/1, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp tử vong nghi do bệnh dại tại huyện Krông Ana.
VTV.vn - Ngày 5/1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có thông tin về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người human metapneumovirus (HMPV) tại Trung Quốc.
VTV.vn - Theo báo cáo của CDC Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận bệnh nhi 4 tuổi tử vong do bệnh ho gà. Đáng lưu ý, bệnh nhi chưa tiêm vaccine phòng bệnh có thành phần ho gà.
VTV.vn - Trong năm qua, nhiều cơ sở điều trị đã báo động về một bệnh giun đũa của loài chó lây sang người: bệnh ấu trùng giun đũa chó (Toxocara Canis).
VTV.vn - Hiện nay, trẻ đi học thường hay gặp một số các bệnh về mắt như: viêm kết mạc (đau mắt đỏ), viêm nhiễm mi mắt, tật khúc xạ.
VTV.vn - UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về phòng chống dịch bệnh năm 2025 và giao nhiệm vụ cho các đơn vị phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch.
VTV.vn - Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc tăng cường kiểm tra, giám sát mua bán, sử dụng sản phẩm từ hạt sang.