
Đơn cử là trường hợp bé D.A.,17 tháng tuổi ở Hà Nam. Bé bỗng nhiên lên cơn sốt kèm theo nổi các nốt đỏ li ti trên mặt. Ban đầu, bé chỉ sốt nhẹ nhưng hôm sau thì nhiệt độ cơ thể tăng cao kèm theo biểu hiện li bì. Các nốt ban từ mặt đã lan xuống ngực, cánh tay và 2 bàn chân.
Được cha mẹ đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương khám. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán: bé bị mắc sởi.
Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ phát hiện đây là trường hợp bệnh nhi chưa được tiêm vaccine phòng bệnh. Khi được hỏi nguyên nhân, bà bệnh nhi chia sẻ: "Bố mẹ cháu đọc nhiều bài báo trên mạng xã hội, lo sợ phản ứng sau khi tiêm nên nhất định không cho cháu tiêm phòng. Khuyên thế nào cũng không được".
Theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Trưởng Khoa Truyền Nhiễm, sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện… Bệnh dễ lây lan ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư và dễ bùng phát thành dịch.
Hiện nay, phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm đủ liều vaccine phòng sởi mũi đầu khi trẻ được 9 tháng, mũi 2 khi trẻ được 18 tháng. Tuy nhiên, gần đây, trên các mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin tự phát khuyến khích cha mẹ không tiêm vaccine phòng bệnh cho con. Điều này khiến nhiều phụ huynh lo lắng, không dám cho con đi tiêm phòng. Và hệ quả là nhiều bé không được bảo vệ khỏi những bệnh lây nhiễm nguy hiểm, trong đó có sởi, đồng thời dịch bệnh có cơ hội hoành hành trong cộng đồng.
Cũng theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm, trong thời gian công tác tại khoa, gặp rất nhiều trường hợp trẻ nhập viện do các biến chứng nặng sau khi mắc sởi. Điển hình là một bé trai 20 tháng tuổi vào viện trong tình trạng sốt cao khó thở, nghe phổi có nhiều âm ran phế quản, bạch cầu tăng, phim chụp X-quang có hình ảnh nốt mờ rải rác hai phổi, bệnh nhi được chẩn đoán: viêm phổi - suy hô hấp. Sau gần 3 tuần được các bác sĩ tích cực điều trị, bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch. Điều đáng nói là dù đã gần 2 tuổi, nhưng bệnh nhi chưa được gia đình cho tiêm phòng.
Bệnh sởi thường hay xảy ra vào mùa đông xuân, chu kỳ từ 2 - 5 năm. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 4 tuổi dễ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, tiêu chảy… có thể gây nên tử vong. Trẻ mắc bệnh có thời gian ủ bệnh từ 7 - 21 ngày, sau đó có thể có đầy đủ các triệu chứng như sau:
- Sốt cao trên 39 độ C.
- Viêm long đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng…
- Viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt.
- Ban mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ, ngày thứ 2 ngực lưng cánh tay, ngày thứ 3 bụng, mông, đùi, chân, khi ban mọc tới chân thì hết sốt và ban bắt đầu bay.
Đối với bệnh sởi, nếu đủ điều kiện chăm sóc và cách ly, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà cho trẻ:
- Cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C theo chỉ định của bác sĩ.
- Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bị bệnh.
- Vệ sinh thân thể như tắm hàng ngày, tránh để lạnh. Thay quần áo, vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng thông thoáng sạch sẽ.
- Cắt móng tay tránh gãi làm xước da.
- Nhỏ mắt bằng nước muối 0,9% ngày 3 lần.
- Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.
- Trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú và kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý (nếu trẻ trên 6 tháng)
- Cách chế biến thức ăn: mềm dễ tiêu, nấu chín kỹ và khi ăn nên chia thành nhiều bữa. Tốt nhất nên chế biên theo khẩu vị người bệnh.
Lưu ý: không kiêng khem trong chế độ ăn, để bù kịp thời các chất dinh dưỡng mất do quá trình nhiễm trùng. Đặc biệt, cần tiêm phòng cho trẻ đúng và đủ liều. Tiêm vaccine là biện pháp bảo vệ trẻ hiệu quả nhất.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - 31 công nhân của một nhà máy trong KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3, TP Phú Mỹ vừa được các bác sĩ Bệnh viện Bà Rịa cấp cứu thành công nghi do bị ngạt khí.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam vừa tiếp nhận một trường hợp sốc phản vệ độ III sau khi bệnh nhân lần đầu ăn nhộng ve sầu được người quen biếu.
VTV.vn - Đông Đô IVF Center là đơn vị tiên phong tại Việt Nam ứng dụng Piezo ICSI - công nghệ đột phá trong thụ tinh ống nghiệm (IVF), mở ra hy vọng cho nhiều ca vô sinh nặng.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc vừa phẫu thuật khối u màng não lớn vùng nền sọ hố thái dương phải, xâm lấn động mạch não giữa và chèn ép nhu mô não cho một bệnh nhân.
VTV.vn - Đó là trường hợp bệnh nhân nam sinh năm 1989, cư trú tại xã Gia An, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận.
VTV.vn - Một danh sách người nhiễm HIV giả mạo được lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua gây hoang mang dư luận.
VTV.vn - Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 là dịp lý tưởng để du lịch, vui chơi nhưng cũng là thời điểm thời tiết nắng nóng gay gắt, dễ gây mất nước và say nắng.
VTV.vn - Mùa thi sắp đến, trẻ cần được hướng dẫn các biện pháp giảm căng thẳng, lo âu và sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình, nhà trường để đảm bảo sức khỏe và thi cử tốt.
VTV.vn - Người bệnh 38 tuổi (Phú Thọ) đi khám trong trong tình trạng đau ngực trái dữ dội, khó thở, mệt mỏi nhiều...
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật nội soi khâu thủng ruột, viêm phúc mạc nguy kịch thành công cho bệnh nhân sau khi bị cây đổ vào người.
VTV.vn - Hội chứng thận hư không chỉ gây phù, mệt mỏi mà còn âm thầm dẫn đến suy thận, tắc mạch phổi, nhiễm trùng huyết nếu điều trị sai cách.
VTV.vn - Bệnh nhi N.G.M. (3 tháng tuổi, Hà Tĩnh) bị chảy dịch rốn kéo dài từ sau sinh.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
VTV.vn - Không thể tránh hoàn toàn rượu bia trong một số dịp giao tiếp xã hội? Việc hiểu rõ và chủ động trong cách sử dụng rượu bia có thể giúp giảm thiểu tác hại lên cơ thể.
VTV.vn - Dị vật là 1 viên đạn kim loại vùi sâu trong hốc mũi bé trai, bị "bỏ quên" suốt 5 năm.