
Tình hình bệnh dịch đầu năm 2019 mặc dù vẫn được kiểm soát nhưng vẫn chưa được ổn định. Riêng tại Hà Nội, theo thống kê của Sở Y tế, trong 2 tháng đầu năm, một số bệnh dịch có vaccine phòng bệnh như sởi, ho gà có xu hướng tăng lên rõ rệt, đặc biệt là bệnh sởi.
Tính đến hết ngày 17/2/2019, toàn thành phố Hà Nội ghi nhận 192 trường hợp mắc sởi, cùng với đó là 26 trường hợp ho gà, 104 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 75 trường hợp mắc tay chân miệng...
Tình hình bệnh sởi sau tết tại Hà Nội có xu hướng gia tăng mạnh so cùng kỳ năm 2018 (năm 2018 chỉ ghi nhận 19 trường hợp) tuy nhiên bệnh nhân phân bố rải rác tại 100/584 xã, phường của 25/30 quận, huyện, chưa ghi nhận ổ dịch tập trung. Lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi và lứa tuổi trên 5 tuổi (146 trường hợp chiếm 76%); 93% số đối tượng mắc bệnh do chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.
Được biết, khoảng 4 - 5 năm dịch bệnh sởi sẽ có dấu hiệu bùng phát so số trẻ không tiêm hoặc không tiêm đầy đủ vaccine phòng bệnh tích lũy dần dần, tạo thành một khoảng trống miễn dịch làm virus có cơ hội lan tràn trong cộng đồng. Cùng với lúc đó, người lớn chưa mắc bệnh sởi hoặc tiêm chủng không đầy đủ sẽ có nguy cơ mắc sởi, tăng cơ hội cho dịch bệnh bùng phát. Mặt khác thời tiết hiện nay là mùa đông xuân (mưa nhiều, độ ẩm cao) rất thuận lợi cho vi rút gây bệnh lây qua đường hô hấp nói chung và bệnh sởi nói riêng tồn tại và phát triển.
Để chủ động phòng bệnh sởi, người dân cần chủ động thực hiện một số biện pháp phòng bệnh như sau:
- Chủ động thực hiện tiêm chủng vắc xin, đây là biện pháp phòng bệnh đặc hiệu và tốt nhất phòng bệnh sởi: Đưa trẻ từ 9-12 tháng tuổi đến cơ sở y tế để được tiêm vắc xin phòng sởi mũi 1, tiêm nhắc lại mũi 2 khi trẻ đủ 18 tháng tuổi; Đưa trẻ đi tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh sởi tại các vùng nguy cơ theo các đợt tổ chức tiêm của ngành y tế và chính quyền địa phương; Trẻ trên 5 tuổi và người lớn chưa được tiêm vắc xin sởi cần được tiêm vắc xin tại các điểm tiêm chủng dịch vụ, nếu không tiêm sẽ có nguy cơ rất cao mắc bệnh sởi.
- Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày.
- Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa...), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng.
- Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào và đảm bảo thông khí thoáng cho nhà ở, phòng học, nơi làm việc.
- Hạn chế tiếp xúc với người mắc hoặc người nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân.
- Khi có các dấu hiệu của bệnh sởi (sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban) cần cho trẻ nghỉ học, sớm cách ly với mọi người xung quanh và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
- Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ chơi đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 - 2 lần/ngày.
- Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp, ít thông khí ở khu vực ổ dịch.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - CDC Hà Tĩnh vừa tổ chức giám sát, xử lý véc tơ truyền bệnh và làm việc với Trung tâm Y tế huyện Vũ Quang liên quan đến ca bệnh sốt rét ngoại lai tại thị trấn Vũ Quang.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa có công văn gửi trung tâm y tế quận, huyện, thị xã về việc tăng cường công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh trong trường học.
VTV.vn - Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật thành công hai ca ung thư da kích thước lớn ở vị trí đặc biệt.
VTV.vn - UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh và khẩn trương tiêm phòng vaccine cho đàn vật nuôi.
VTV.vn - Cứ 12 phút, thế giới lại có một người tử vong vì sốt xuất huyết Dengue.
VTV.vn - Chứa đến 4 tỷ lợi khuẩn dồi dào và chọn lọc 2 chủng lợi khuẩn giàu sức sống hàng đầu, thương hiệu men vi sinh “trăm tuổi” này hiện bán chạy nhất Nhật Bản.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận một bé gái 4 tuổi, Hà Nội, trong tình trạng khó thở và tím tái.
VTV.vn - Người bệnh L.V.T. (57 tuổi, trú tại Phú Thọ) vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng sốt cao, ho, tức ngực, biếng ăn, cơ thể suy nhược gầy yếu.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn Hà Nội năm 2025.
VTV.vn - Bệnh nhân (52 tuổi, Hà Giang) được gia đình đưa đến viện trong tình trạng ngừng tim, ngừng thở sau ăn lá ngón tự tử.
VTV.vn - Ngày 20/3, hội thảo khoa học do Bệnh viện Da Liễu tổ chức đã diễn ra thành công với những chia sẻ từ các chuyên gia về các giải pháp tiên tiến trong điều trị rụng tóc.
VTV.vn - Nam bệnh nhân (25 tuổi, Hưng Yên) vào Bệnh viện Da liễu Trung ương trong tình trạng tổn thương da toàn thân, với nhiều vết loét.
VTV.vn - Xu hướng của năm 2025 - Nhu cầu sở hữu một nụ cười tự tin và rạng rỡ là mong muốn chính đáng của mọi người.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa chỉ ra cách nhận biết, bảo quản thực phẩm đóng hộp và cảnh báo nguy cơ nhiễm khuẩn từ thực phẩm đóng hộp không đảm bảo ATTP.
VTV.vn - Bệnh nhân nữ (36 tuổi, Hà Nội) đã được cứu sống ngoạn mục sau khi nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử giãn - dấu hiệu điển hình của tụt kẹt não cấp tính.