Suy dinh dưỡng thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi, nhất là dưới 3 tuổi. Hiện, nhiều phụ huynh hiểu chưa đầy đủ về suy dinh dưỡng trẻ em và không có biện pháp can thiệp kịp thời đã khiến cho tình trạng suy dinh dưỡng ngày càng nặng nề, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, vận động và trí tuệ của trẻ.
Theo bác sĩ Vi Thị Huệ, Phụ trách Khoa Dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, có nhiều nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng trẻ em, trong đó chế độ ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng (ngay từ trong giai đoạn bào thai đến ăn dặm) và bệnh tật, trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn là hai nguyên nhân chủ yếu.
"Xem di truyền là yếu tố gây nên tình trạng thấp còi ở trẻ là cách hiểu sai lầm của khá nhiều phụ huynh. Họ cho rằng bố mẹ thấp thì con sẽ thấp và ngược lại. Thực tế là nhiều bố mẹ có chiều cao khiêm tốn nhưng con của họ lại cao to. Đó là do họ nuôi con bằng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý ở từng giai đoạn phát triển của trẻ và chăm sóc sức khỏe cho con một cách khoa học", bác sĩ Huệ nói.
Suy dinh dưỡng trẻ em có 3 thể chính, gồm: thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi): cân nặng thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới; thể thấp còi (chiều cao/tuổi): chiều cao thấp hơn mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới; thể gầy còm (cân nặng/chiều cao): là hiện tượng cơ và mỡ bị teo đi, được coi là suy dinh dưỡng cấp tính vì thường biểu hiện trong một thời gian ngắn.
Các biểu hiện của suy dinh dưỡng gồm: trẻ không tăng cân trong 3 tháng liên tiếp; trẻ thường quấy khóc, ít vui chơi, kém linh hoạt; bắp tay, chân mềm, nhão, bụng to; chậm lẫy, ngồi, bò, đi, biếng ăn kéo dài…
Tư vấn chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ tại Trạm Y tế thị trấn Phước An, huyện Krông Pắc.
Trong những năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 25,6% (năm 2011) xuống còn 18,4% (năm 2020); tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm từ 35,5% xuống còn 28,5%. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn so với trung bình toàn quốc, lần lượt là 11,6% và 19,5%.
Cũng theo bác sĩ Huệ, nhiều gia đình tại Đắk Lắk, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa thật sự quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ em như: không cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; cho trẻ cai sữa mẹ và ăn dặm sớm, từ 4 tháng tuổi; chế độ ăn hằng ngày nghèo nàn, không đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ như chất đạm (thịt, cá, hải sản, trứng, sữa, các loại đậu/đỗ…), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật, bơ..), bột đường (cơm, khoai, bún, phở, đường…), vitamin và khoáng chất (rau, củ, quả…); môi trường sống kém vệ sinh, không có nước sạch khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm phổi…
Bác sĩ Huệ cho biết: "Có nhiều bà mẹ lấy lí do nhà nghèo, không có thức ăn đủ dinh dưỡng cho con nhưng điều đó không đúng. Không phải những thức ăn đắt đỏ, hiếm có, khó tìm mới có dinh dưỡng mà chúng ta hoàn toàn có thể dùng những loại thực phẩm sẵn có trong gia đình để nấu cho con như thịt gà, trứng, rau, củ quả, đậu/đỗ…".
Hậu quả của suy dinh dưỡng thường không thể khắc phục được. Với trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng trưởng, khi lớn ảnh hưởng đến khả năng học tập, lao động thể lực, trí lực cũng như mắc một số bệnh mạn tính ở tuổi trưởng thành. Để phòng tránh suy dinh dưỡng ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần:
- Có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời (từ khi mang thai cho đến khi trẻ tròn 2 tuổi).
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
- Có chế độ ăn bổ sung đầy đủ, hợp lý 4 nhóm chất (đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất) theo từng lứa tuổi của trẻ.
- Theo dõi biểu đồ tăng trưởng hàng tháng nhằm phát hiện sớm và ngăn chặn tình trạng suy dinh dưỡng.
- Không tự ý dùng thuốc điều trị nếu trẻ bị bệnh.
- Bổ sung Vitamin A, tẩy giun định kì và tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 26 tuổi, điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai bị rối loạn tâm thần do lạm dụng thuốc lá điện tử.
VTV.vn - Mới đây, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long vừa tiếp nhận một trường hợp bé gái 11 tuổi, ngụ Vĩnh Long có khối tóc lớn trong lòng dạ dày.
VTV.vn - Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi, bệnh nhân nữ 54 tuổi, gặp phải sự cố cồn đổ vào người, cồn bắt lửa bốc cháy gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
VTV.vn - Bé trai 7 tuổi, được đưa vào viện trong tình trạng đau, chảy máu nhiều ở vùng dương vật, dương vật sưng nề bầm tím, vết thương thân dương vật lóc da tụ máu rộng 4x3 cm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho một nam bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch do mắc Whitmore.
VTV.vn - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và sởi tính đến tuần 46/2024.
VTV.vn - Sau khi ăn thịt cóc, 2 anh em ruột bị ngộ độc khiến một người tử vong, một người nhập viện cấp cứu.
VTV.vn - Hiện tại, toàn thành phố đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) vừa cứu sống một bệnh nhi 4 tuổi, bị sốc sốt xuất huyết nặng, biến chứng suy đa cơ quan.
VTV.vn - Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng vừa tiếp nhận và xử trí cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre.
VTV.vn - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng vừa tiếp nhận cấp cứu 3 trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt muỗi và Povidol iod.
VTV.vn - Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa phẫu thuật nội soi thành công ca u nang buồng trứng xoắn phải bị vỡ cho bệnh nhân trẻ tuổi.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 25 tuổi, nhập viện trong tình trạng loạn thần, ảo giác, kêu đau bụng, rên la vật vã, nôn và buồn nôn.