Nổi lên như một hiện tượng và được biết đến như một phương pháp chữa biếng ăn tâm lý hiệu quả nhất hiện nay, phương pháp Không Ép của Tiến sĩ dược Vũ Quỳnh Anh trong suốt 2 năm qua đã trở nên quá quen thuộc trong cộng đồng các mẹ bỉm sữa.
Phương pháp này đề cao sự tự nguyện trong việc ăn uống của trẻ em thay vì "ép, nhồi" các bé ăn như thói quen của nhiều mẹ hiện nay. Với những bé đang biếng ăn, việc bố mẹ ép ăn thật nhiều không những không mang lại hiệu quả mà còn khiến trẻ sợ hãi, căng thẳng mỗi khi đến giờ ăn.
Không ngừng nghiên cứu và phát triển, Tiến sĩ Quỳnh Anh đã sớm chứng minh được tính hiệu quả và đáng tin cậy của phương pháp Không Ép không những chỉ đối với các mẹ bỉm mà còn là các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Gần đây nhất, chị đã có một buổi tọa đàm cùng PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia để giải đáp các thắc mắc xung quanh phương pháp chữa biếng ăn tâm lý của mình.
Thưa tiến sĩ Vũ Quỳnh Anh, phương pháp Không Ép thường bị phê phán là bỏ đói bé. Sự thật ra sao?
Với những ai chưa thật sự hiểu rõ phương pháp này, chỉ nghe loáng thoáng sẽ hiểu nhầm phương pháp này là phương pháp hành hạ bé, để bé thật đói rồi mới cho bé ăn. Trên thực tế, phương pháp này chưa bao giờ khuyến khích bỏ đói bé vô tội vạ.
Nếu nghĩ theo chiều hướng tích cực, thì phương pháp này tôn trọng quyền quyết định của bé, 1 khi bé đã từ chối, mẹ sẽ ngừng bữa và đợi tới cữ sau. Việc này dạy bé hiểu được nếu bé không hợp tác ăn ngoan, từ chối, thì bé sẽ bị đói tới cữ kế. chỉ có 1 chiếc bụng đói mới khiến bé biết trân trọng bữa ăn.
Ngay cả khi giãn cữ theo độ tuổi, thì tôi vẫn luôn nhắc nhở các mẹ 1 câu – nếu bé khóc mà mẹ không dỗ được bằng mọi cách, hãy cho bé ăn vì khi này bé đã rất đói rồi. Với việc ăn dặm, phương pháp này không khuyến khích cắt sữa, mà vẫn bù sữa cho bé sau cữ ăn với số lượng ít. Để bé không phải nhịn đói thời gian dài, nhưng vẫn đủ đói để có hứng thú với bữa ăn dặm.
Nếu như ban ngày bé không ăn gì, ban đêm, mẹ vẫn cần bù 1 lượng sữa khoảng 300ml nhằm đảm bảo an toàn cho bé trong những ngày đầu rèn luyện. Và con số 300ml này cũng chỉ duy trì được trong khoảng 3 tới 5 ngày. Vượt quá 5 ngày mà không có tiến triển mẹ cần ngưng tập, tránh việc gây nguy hiểm tới sức khỏe của bé.
Thưa bác sĩ, theo phương pháp không ép thì đa số trẻ hoàn thành việc ăn khá nhanh. Hầu hết bú bình chỉ trong 5-10p. Theo truyền thống và các tài liệu thì đa số khuyến khích trẻ bú trong 20-30 phút. Tốc độ bú nhanh liệu có phải việc đáng lo ngại?
Như tôi đã chia sẻ thì việc bú sữa của trẻ phải thực hiện từ từ vì đường ruột của bé không có nếp gấp như người trưởng thành và bú nhanh sẽ gây ra hiện tượng nôn trớ, ói vòi rồng. Khả năng bú là tùy thuộc vào mỗi bé và thời gian bú theo tôi là không đáng lo ngại.
Một vài chuyên gia dinh dưỡng và được nhắc là dạ dày tống xuất thức ăn sau 3 tiếng. Như vậy sau khi chữa biếng ăn, các bác sĩ dinh dưỡng đề xuất quay lại giãn cữ gần hơn (3h) thay vì giãn 4 5h theo độ tuổi. Bác sĩ nghĩ gì về việc giãn cữ 4h-5h ở trẻ em?
Việc giãn cữ là một điều hoàn toàn bình thường dựa trên nhu cầu thực tế của bé và theo độ tuổi của bé. Theo tôi nếu rèn bé theo phương pháp Không Ép thì việc giãn cữ xa hơn có thể giúp bé tăng dần lượng ăn trên 1 bữa và mang lại kết quả tốt hơn. Theo ý kiến của tôi thì đây là cách khá hiệu quả để giúp bé dần thoát khỏi biếng ăn tâm lý.
Xin cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Lâm và Tiến sĩ Vũ Quỳnh Anh.
Không ngừng khẳng định tính đột phá và hiệu quả trong việc giúp các mẹ bỉm thoát khỏi gánh nặng biếng ăn của con, với những chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Lâm và tiến sĩ Vũ Quỳnh Anh, phương pháp Không Ép hiện nay không chỉ còn được thừa nhận trong cộng đồng các mẹ bỉm mà còn là lựa chọn của các bác sĩ đầu ngành khi tư vấn dinh dưỡng cho trẻ em. Hy vọng trong tương lai, các mẹ bỉm sẽ không còn lo lắng về con biếng ăn và các em bé sẽ ngày càng phát triển tốt hơn, khỏe mạnh hơn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
VTV.vn - Với tay vào bình nước vừa đun sôi, bé gái (16 tháng tuổi, Đồng Tháp) bị nước đổ vào đầu, mặt, cổ, ngực, bụng và chân tay.
VTV.vn - Nếu như mùa xuân đối với nhiều người là sự khởi đầu một năm mới thì với các bệnh nhân được ghép tạng, mùa xuân ấy được ví như cuộc đời mới khi họ được hồi sinh…
VTV.vn - Một du khách Nga chơi lướt ván diều ở vịnh Mũi Né, bị sóng đẩy đi xa gần 10 km, trong vòng 7 giờ đồng hồ, đã được biên phòng và ngư dân cứu sống.
VTV.vn - Những cuộc vui ngày Tết chứa nhiều đồ uống có cồn cùng các món ăn khó tiêu, chứa nhiều dầu mỡ sẽ khiến gan hoạt động quá tải, gây ra những tổn thương cho cơ quan này.
VTV.vn - Rối loạn tiêu hóa là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong dịp Tết, bố mẹ hãy "bỏ túi" ngay các cách để phòng ngừa cho bé trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
VTV.vn - Nhiều người cho rằng thuốc nam lành tính nên thường chỉ nghe theo những lời mách bảo hoặc truyền miệng đã vội sử dụng để chữa bệnh hoặc bồi bổ sức khỏe.
VTV.vn - Ngộ độc thực phẩm là bệnh thường gặp vào dịp Tết do dịp này người dân dễ ăn phải những thức ăn bị nhiễm độc.
VTV.vn - Bệnh nhi 14 tuổi, quốc tịch Úc, trước khi nhập viện 2 tuần, bệnh nhi và gia đình đã đi du lịch ở vùng rừng núi thuộc quần đảo Sumatra, Indonesia.
VTV.vn - Xuất hiện tình trạng ho, sốt, đau họng, người bệnh đã tự đi mua thuốc giảm đau Paracetamol về uống trong nhiều ngày và mời y tế tư nhân đến tiêm truyền tại nhà.
VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa có cảnh báo về những tai nạn giáp Tết liên quan đến rượu bia, sinh hoạt, pháo nổ tự chế gây ra hậu quả nghiêm trọng.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa phối hợp với Sở Y tế Hà Nội kiểm tra thực tế tại một số cơ sở nhập khẩu, bán buôn thuốc và các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn Hà Nội.
VTV.vn - Đó là chỉ đạo của PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai ngay khi tiếp nhận các bệnh nhi được chuyển xuống từ Tuyên Quang.
VTV.vn - Thời điểm Tết Nguyên đán đến gần, Bệnh viện Nhi Trung ương liên tục tiếp nhận 11 trường hợp trẻ ngộ độc hết sức đáng tiếc.
VTV.vn - Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận nhiều người bệnh lớn tuổi bị chấn thương sọ não có máu tụ dưới màng cứng mạn tính.
VTV.vn - Bệnh nhân 68 tuổi, tiền sử viêm da cơ địa nhiều năm, nhập viện trong tình trạng tổn thương da là các mảng đỏ, dày da, nhiều vảy, khô và nứt rải rác vùng mặt, tay chân...