
Do nắng nóng, trong 3 ngày qua (26-29/5), mỗi ngày có khoảng từ 500-700 trẻ em đến khám và điều trị tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, tăng khoảng 20% so với khi thời tiết ổn định. Tuy không thể chủ động đối phó với nguyên nhân gây bệnh, song sự chủ động của cha mẹ trẻ em góp phần đáng kể giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh hoặc biến chứng do bệnh.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Ngọc Anh, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, bệnh nhi đến khám, nhập viện trong những ngày qua chủ yếu do sốt cao co giật, viêm phổi, chân tay miệng và đã xuất hiện 2 trường hợp viêm não do virus.
Bác sĩ Hoàng Ngọc Anh cho biết thêm, trẻ em đang trong quá trình phát triển nên một số cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện dẫn đến các em khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột của thời tiết như nóng quá hoặc lạnh quá. Vì thế, các bậc phụ huynh cần hết sức chú ý không để trẻ đi ra ngoài đường khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao để tránh tình trạng say nắng.
Khi trẻ bị sốt trên 38,5 độ C, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt, cách 4 tiếng uống 1 lần để tránh tình trạng bị co giật do sốt cao. Ngoài ra cần để trẻ nằm nghỉ ngơi trong phòng thoáng đãng, dùng khăn chườm thêm để giúp hạ sốt. Cần bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng, hoa quả tươi cho trẻ trong những ngày nắng nóng.
Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Bích Vân, Trưởng khoa Thần kinh, Tâm bệnh, Phục hồi chức năng cho biết, trong 3 ngày qua, tại khoa này có tới 70% trẻ em phải điều trị nội trú vì sốt cao co giật. Bác sĩ lưu ý, phần lớn bố mẹ đều lo sợ khi trẻ bị co giật và không biết cách xử trí.
Vì thế, trong trường hợp trẻ bị sốt trên 38,5 độ, ngoài hạ sốt, chườm nước, nới lỏng quần áo, các bậc phụ huynh cần lưu ý đặt trẻ nằm nghiêng giúp đường thở thông thoáng. Nếu 2 hàm răng của trẻ đã bị gắn chặt vào nhau, bố mẹ để yên, không cậy răng trẻ để chèn vật khác vào miệng. Trong trường hợp miệng vẫn co giật, người thân nên chèn vật mềm như chiếc khăn nhỏ để tránh trẻ cắn phải lưỡi. Sau khi sơ cứu, nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ tiếp tục điều trị và chuyển lên tuyến trên nếu cần thiết.
Các bác sĩ tại một số khoa của Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng đều khuyến cáo, khi trẻ bị sốt cao không nên sử dụng các biện pháp dân gian như đắp lá ngải cứu, lá nhọ nồi lên đầu vì tác dụng của phương pháp này chưa có ai kiểm chứng song lại làm mất rất nhiều thời gian lẽ ra nên dành cho việc sơ cấp cứu.
Đối với trẻ sơ sinh, gia đình không nên để quạt gió to, trực tiếp hướng vào người trẻ, song cần để cho phòng thoáng đãng. Nếu gia đình có điều hòa, nên để ở nhiệt độ hợp lý. Các bà mẹ cần kiểm tra lưng áo, bỉm, nếu ướt phải thay ngay để tránh nhiễm lạnh. Không quấn trẻ trong quá nhiều khăn, áo.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online!
VTV.vn - Theo Bản tin Bộ Y tế về tình hình chống dịch COVID-19, trong ngày 9/6, nước ta ghi nhận 277 ca mắc mới; có 90 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
VTV.vn - Bé gái 11 tuổi trải qua 1 tuần điều trị tích cực bằng kỹ thuật oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (VA- ECMO) hiện đã tỉnh táo, tiếp xúc tốt, dự kiến có thể ra viện tuần tới.
VTV.vn - Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận cấp cứu, điều trị thành công cho hai trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp, hôn mê sâu nguy kịch do ngộ độc so biển.
VTV.vn - Việc chuyển tuyến nhằm dự phòng các nguy cơ lây nhiễm cũng như thuận tiện cho việc chăm sóc của gia đình các bệnh nhân.
VTV.vn - Số ca mắc tay chân miệng ở TP Hồ Chí Minh đang tăng vọt trong tuần qua.
VTV.vn - Sức nóng từ ánh nắng mặt trời khi tác động tới cơ thể có thể gây ra say nắng, say nóng, nhẹ là mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt... nặng thì có thể dẫn đến ngất xỉu, đột quỵ.
VTV.vn - Nam bệnh nhân V.N.T., (18 tuổi) bị tai nạn bỏng điện khi sử dụng sào nhôm dài để lấy diều mắc trên dây điện trung thế.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh vừa mổ cấp cứu cho bệnh nhi 12 tuổi ngã lộ xương sọ vỡ, biến dạng vùng đầu nghiêm trọng do ngã cao khi sinh hoạt.
VTV.vn - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa hè và mùa bão, lụt.
VTV.vn - Cùng với số trẻ mắc tay chân miệng đến khám và nhập viện gia tăng, tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ đã ghi nhận trường hợp trẻ tử vong.
VTV.vn - Nhiều người trẻ hiện nay thường xuyên thức khuya và nó đã trở thành thói quen khó bỏ của họ.
VTV.vn - Sau khi ăn nấm rừng, 3 thành viên trong gia đình gồm 2 vợ chồng và 1 người con gái có dấu hiệu bị ngộ độc phải nhập viện, người chồng đã tử vong do nhiễm độc quá nặng.
VTV.vn - Khoa Hồi sức nội và Chống độc, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận trường hợp nam thanh niên có chẩn đoán sốc nhiệt có tổn thương tạng.
VTV.vn - Theo Bản tin Bộ Y tế về tình hình chống dịch COVID-19, trong ngày 8/6, nước ta ghi nhận 518 ca mắc mới; có 105 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
VTV.vn - Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai vừa cấp cứu kịp thời bé trai 12 tuổi bị ngộ độc nấm mọc trên xác ve sầu.